Những chủ thể có tham gia thị trường bất động sản

Nếu chủ đầu tư biết về các chủ thể tham gia vào thị trường bất động sản xung quanh mình thì phải có chiến lược truyền thông, chiến lược chăm sóc và chiến lược tìm ra được đối tượng khách hàng, tạo một mạng lưới chủ thể tham gia trong việc phát triển một sản phẩm bất động sản.

1. Cơ quan nhà nước, bộ ban ngành

Chủ đầu tư khi xin được 1 dự án để có thể kinh doanh và phát triển đều phải làm việc với các cơ quan nhà nước có liên quan như: sở kế hoạch và đầu tư, bộ xây dựng, bộ tài nguyên môi trường, bộ công thương, … để có thể có được sự đồng ý về các quá trình phát triển 1 dự án. 

 

 

Vì vậy khi bắt đầu 1 dự án bất động sản, chủ đầu tư cần phải có 1 danh sách, 1 chu trình trong quá trình xin một sản phẩm dự án thì cần có những bước nào, có những bộ ban ngành nào và tiêu chuẩn của các bộ ra sao.

 

2. Các nhà thầu bất động sản

Chủ đầu tư mới lần đầu tiên phát triển 1 dự án bất động sản thì việc chọn được 1 nhà thầu uy tín, có cam kết, có tiềm lực về tài chính cũng quan trọng ngang với việc chủ đầu tư tính toán bài tính tài chính của mình nó hữu ích, hiệu suất ra sao.

Chủ đầu tư thuê nhà thầu thi công thì rất tốn chi phí nhưng lại đảm bảo được tiến độ xây dựng. Ngoài ra còn có các nhà thầu về thiết kế ý tưởng, thiết kế về tiện ý, thiết kế thi công, nhà thầu cung ứng các vật liệu xây dựng, cung ứng vật liệu bàn giao. 

Chính vì vậy mà chủ đầu tư cần có 1 danh sách những đơn vị uy tín, đơn vị có tiềm lực để khi hợp tác, chủ đầu tư có thêm sức mạnh về uy tín, có thể bán được các sản phẩm thành công.

 

3. Tài chính – ngân hàng

Trong ngân hàng, thường thường khi có 1 dự án được phê duyệt, chủ đầu tư bất động sản sẽ có thể vay vốn được khoảng 80%. Tuy nhiên không ai có thể vay được 80% mà phải giải ngân theo từng tiến độ. Có rất nhiều hình thức khác nhau: vay vốn từ ngân hàng, các quỹ đầu tư, …

Hiện giờ, các chủ đầu tư đầu tư tại Việt Nam mới chỉ tìm kiếm từ phía các ngân hàng chứ chưa tìm kiếm các phương án huy động vốn, huy động tài chính từ các quỹ đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư thứ phát, các đơn vị phát triển dự án. 

Vì vậy mà hãy chú ý tìm kiếm cơ hội, kết nối, xúc tiến đầu tư với những đơn vị này. Và tạo một hệ sinh thái từ ngân hàng đến vài ngân hàng một, đến vài quỹ đầu tư, vài đơn vị phát triển dự án để cùng huy động vốn, cùng có nguồn vốn, nguồn lực giúp chủ đầu tư phát triển được 1 dự án bất động sản thành công.

4. Đơn vị cung ứng dịch vụ: 

Dịch vụ tư vấn: tư vấn marketing, tư vấn định vị thương hiệu, tư vấn truyền thông, tư vấn tài chính cho chủ đầu tư, quản lý và vận hành cho chủ đầu tư trong quá trình chủ đầu tư phát triển 1 dự án bất động sản.

Với những chủ đầu tư có rất nhiều sản phẩm, dự án thì nên sử dụng dịch vụ tư vấn trước để học hỏi sau đó tạo ra những phòng như phòng marketing chuyên nghiệp hơn, phòng nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp hơn, phòng thiết kế để đỡ chi phí. 

Còn những chủ đầu tư chỉ có 1 – 2 dự án thì việc đi thuê ngoài là nên có. Vì chủ đầu tư thuê 1 đơn vị đã có kinh nghiệm thì sẽ không phải sửa sang nhiều trong quá trình làm phát triển 1 dự án, giúp chủ đầu tư tiết kiệm và công việc quản lý dự án cũng như phát triển dự án hiệu quả hơn rất nhiều.

Dịch vụ triển khai: triển khai về marketing, triển khai về đội ngũ bán hàng, triển khai về quá trình xây dựng tất cả những cái liên quan đến vật phẩm truyền thông, những chương trình truyền thông. 

Những việc về tư vấn dịch vụ triển khai này cũng tương tự với chủ đầu tư kể cả có rất nhiều sản phẩm dự án hay chủ đầu tư có ít sản phẩm dự án thì cũng nên có. 

Chủ đầu tư cũng nên có đại lý phân phối để triển khai việc bán hàng. Việc này sẽ có 2 lợi thế:

Thứ nhất, đại lý phân phối có nhiều kinh nghiệm, có sẵn đối tượng khách hàng ở tại khu vực của chủ đầu tư đang có sản phẩm phát triển dự án thì đồng nghĩa với việc đại lý phân phối sẽ là đơn vị thứ 3 nói tốt về chủ đầu tư.

Thứ hai, đại lý phân phối có nhiều những nhân viên kinh doanh, chủ đầu tư không tốn chi phí cho việc này và chủ đầu tư nên có một vài đại lý ruột để có được nguồn lực khi cần: lúc triển khai dự án, lúc chăm sóc khách hàng, …

 

 

Chủ đầu tư nhỏ nên thuê những đơn vị marketing, chỉ có các việc như định vị sản phẩm dự án, các chiến lược là chủ đầu tư làm. Còn lại quá trình triển khai nên để cho các đơn vị thuê ngoài có nhiều kinh nghiệm làm sẽ tiết kiệm chi phí hơn.

5. Vận hành và khai thác sản phẩm bất động sản sau bán hàng

Một sản phẩm khi đã đi vào sử dụng thì các đơn vị có liên quan đến quản lý vận hành khu đô thị, khu chung cư, quản lý vận hành dự án rất nhiều. Đơn vị quản lý vận hành chuyên nghiệp sẽ giúp chủ đầu tư củng cố được uy tín về thương hiệu của mình, giải quyết những phàn nàn của người sử dụng.

Bên cạnh đơn vị quản lý vận hành, còn có đơn vị khai thác như khai thác trung tâm thương mại, các đơn vị liên quan đến khai thác trung tâm thương mại, khai thác mặt bằng thương mại của chủ đầu tư. 

 

6. Nhà đầu tư bất động sản thứ cấp

Là các công ty chuyên đầu tư về bất động sản, đầu tư mua cả sàn. Nhà đầu tư thứ cấp có thể là nhà phát triển bất động sản, mua 1 phần sản phẩm của chủ đầu tư. Là một yếu tố, một chủ thể rất quan trọng đối với quá trình phát triển một dự án bất động sản.

Nhà đầu tư cũng là những người rất dễ nhìn nhận ra các vấn đề của một sản phẩm bất động sản, có nghiêm cứu, có đầu tư và trải nghiệm. Vì vậy những nhà đầu tư đối với lại 1 chủ đầu tư bất động sản là rất quan trọng.

 

7. End User

Chủ đầu tư cần nghiên cứu để ra 1 sản phẩm thực sự có giá trị trường tồn với thị trường, thực sự mang lại giá trị tích cực đối với thị trường, phù hợp với mong muốn của người sử dụng. 

Một dự án bất động sản có được sự hài lòng của khách hàng sẽ là 1 điều giúp cho chủ đầu tư tăng thêm uy tín theo thời gian và giúp cho các chủ đầu tư có được những sản phẩm được công nhận, có giá trị với cuộc đời, với xã hội.

Khi chủ đầu tư làm 1 sản phẩm dự án bất động sản nhiều người mong muốn có được sản phẩm của chủ đầu tư thì đó là 1 thành tựu mà các chủ đầu tư đều mong muốn hướng đến. 

Biên tập: Thu Hiền

http://chudautu.24hviet.net/su-can-thiet-nghien-cuu-phat-trien-du-an-bat-dong-san-doi-voi-chu-dau-tu.html