Bất động sản Công nghiệp Việt Nam vẫn bùng nổ trong suốt đợt dịch Covid-19 trở lại lần thứ 4. Nhiều các khu công nghiệp mới được thành lập và có một vài dự án bất động sản công nghiệp trọng điểm được đi vào hoạt động.
Thị trường bất động sản Công nghiệp đầu năm 2021
Thị trường bất động sản tại phí Bắc liên tục lập đỉnh trong khoảng 2 năm trở lại đây. Lý giải cho việc này chính là có được lực đỡ rất lớn từ Bất động sản Công Nghiệp. Mặc dù đại dịch Covid 19 bùng phát, phân khúc bất động sản Công nghiệp không những không bị ảnh hưởng quá nặng nề mà còn tăng trưởng liên tục khi các doanh nghiệp nước ngoài dịch chuyển nhà máy về Việt Nam.
Phân khúc Bất động sản vẫn đang dẫn dắt thị trường và phát triển mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp cả lớn và ở đã đặt mức rất cao tại miền Bắc. Với riêng Hà Nội, tỷ lệ lấp đầy lên đến 90%, Bắc Ninh còn cao hơn là 95%, Hưng Yên là 89% và Hải Phòng là 73%, …
Theo báo cáo quý I năm 2021, giá thuê bình quân đạt kỷ lục cao nhất là 107USD/ m2 và không có nguồn cung mới.
Còn ở khu vực phía Nam, tỷ lệ lấp đầy các khu Công nghiệp cũng rất lớn. Cao nhất là Bình Dương đến 99%, tiếp theo là Đồng Nai 94%, Tp. Hồ Chí Minh 88%, Long An 84%, Vũng Tàu 79%, … và mức giá thuê cũng cao “ngất ngưởng” 111 USD/m2.
Bất động sản công nghiệp có tọa độ mới
Thị trường miền Bắc và miền Nam đã bão hòa, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm đến những khu vực tiềm năng mới, những tọa độ mới để phát triển bất động sản Công nghiệp. Và thị trường được lựa chọn là vùng duyên hải miền Trung. Nơi đây có quỹ đất khá lớn, giá đất cũng còn thấp và cũng đang được đầu tư mạnh để phát triển hạ tầng.
Đặc biệt là Bình Định, năm 2020, GRDP của tỉnh dẫn đầu vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nên đã lọt vào tầm ngắm của rất nhiều nhà đầu tư. Ngoài ra, Bình Định cũng được nhận định là “điểm nóng” mới không còn tỉnh thành nào còn đủ quỹ đất để quy hoạch khu kinh tế 14.308ha như Khu kinh tế Nhơn Hội. Tỉnh đã thu hút 37 dự án vốn FDI vào Khu kinh tế Nhơn Hội và khu công nghiệp, …
Với việc hoàn thiện loạt hạ tầng bao khu kinh tế như Quốc lộ 1A (118km), 1D (20,7km), 19A (69,5km), 19B (60km), đường ven biển Nhơn Hội – Tam Quan (107km), đường ven biển Cát Tiến – Đề Gi (21,5km), … thì khi đầu tư tại Nhơn Hội sẽ càng cho biên độ lợi nhuận cao.
Xu hướng M&A “kiểu mới”
Hình thức M&A có thể coi là một công cụ tài chính mà trong đó, bên mua tài sản sẽ là chủ sở hữu mới của tài sản đó. Còn bên tái tài sản sẽ trở thành khách thuê lại trong tương lai. Hay hiểu đơn giản hơn là chủ sở hữu mới có thể sẽ cho chủ cũ của tài sản thuê lại trong dài hạn.
Việc này giúp cho bên bán có thể dễ dàng huy động được nguồn vốn mà không cần phải thay đổi hay di chuyển địa điểm sản xuất, tránh cho việc hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng và gián đoạn. Cùng với đó, giá bán tài sản sẽ theo tỷ giá trên thị trường hiện tại nên rất có khả năng chi phí bán này sẽ cao hơn chi phí thuê/ mua ban đầu.
Mặc dù ngày càng phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam, hình thức bán – tái thuê vẫn chưa được sử dụng rộng rãi bởi nhà sản xuất và công ty hậu cần chưa có nhận thức được tiềm năng tài chính rất lớn của hình thức này.
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại, một số công ty nước ngoài tại Việt Nam hay thậm chí là ngay cả các công ty trong nước cũng đã và đang bắt đầu thực hiện phương thức M&A bất động sản trên.
Và trong bối cảnh giãn cách xã hội bởi dịch Covid-19 tái bùng phát trở lại, phân khúc Bất động sản Công nghiệp cũng hoạt động khá mạnh, xung quanh việc các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam mở rộng hoặc di chuyển địa điểm sản xuất.
Bất động sản Công nghiệp Việt Nam vẫn tăng trưởng ổn định
Trong một báo cáo về Bất động sản Công nghiệp được công bố gần đây cũng đã đưa ra dự báo rằng hoạt động đầu tư vào Bất động sản Công nghệ và logistics tại Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tăng lên gấp 2 lần trong khoảng 3-5 năm tới. Và tất nhiên trong đó có Việt Nam.
Cộng thêm vào đó, thị trường Bất động sản Công nghiệp hiện nay đang bước vào giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Nhu cầu về đất công nghiệp sẽ tiếp tục cao hơn nữa trong những tháng cuối năm 2021 và trong năm 2022.
Lý giải cho việc này là do vòng vốn FDI và vốn mở rộng sản xuất đang diễn ra mạnh mẽ. Sự tham gia của Foxconn, OPPO vào thị trường Việt Nam sẽ thu hút thêm rất nhiều nhà cung cấp và nhà thầu phụ, mở ra cơ hội mới cho ngành công nghiệp.
Tính đến tháng 7/2021, toàn Việt Nam có 335 khu công nghiệp đã được thành lập, trong đó có 260 Khu Công nghiệp đã được đi vào hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy là gần 76% và có 75 Khu Công nghiệp đang được xây dựng.
Một mặt khác Chính phủ cũng đã và đang có nhiều chính sách ưu đã về thuế để hỗ trợ các nhà đầu tư. Một số chính sách có thể kể đến như ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong vòng 15 năm với các dự án đầu tư mới ở một vài ngành nghề đặc thù. Bên cạnh đó là khuyến khích các hoạt động phát triển bền vững như sử dụng năng lượng tái tạo, áp dụng công nghệ thông tin, phần mềm và lĩnh vực bảo vệ môi trường, …
Tóm lại, mặc dù Covid-19 bùng phát trở lại và gây nên những khó khăn chung cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và Bất động sản nói riêng. Tuy nhiên, Bất động sản Công nghiệp vẫn tăng trưởng ổn định, bất chấp đại dịch.
Biên tập: Thu Hiền