Gói tín dụng 110,000 tỷ và 120,000 tỷ có giải cứu được thị trường bất động sản

Gói tín dụng 110,000 tỷ và 120,000 tỷ được ra mắt với hy vọng sẽ giúp thị trường bất động sản tăng trưởng trở lại. Liệu hai gói này có thực sự giúp đỡ được những chủ đầu tư bất động sản đang gặp khó khăn hay không? Đây là bài toán mà các chủ đầu tư cũng như khách hàng đều phải cân nhắc kỹ trước khi đánh giá xem liệu hai gói tín dụng này có thực sự đem lại lợi ích cho thị trường bất động sản. Trong bài viết này, Sen Vàng Group sẽ đưa ra góc nhìn thực tế về hai gói tín dụng, giúp các nhà đầu tư và khách hàng có thể đưa ra những quyết định phù hợp trong thời điểm hiện tại.

 

Cùng ngược lại thời gian, vào giai đoạn 2012 – 2016, Chính phủ cũng đã ra mắt gói tín dụng 30,000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội. Được đánh giá là một trong những gói tín dụng thành công nhất của Việt Nam, gói này ban đầu áp dụng lãi suất 6% trong thời gian 10 năm cho các khách hàng có nhu cầu mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, lúc đó thị trường nhà ở xã hội không được phổ biến và không thu hút nhiều khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ đã nới gói tín dụng, cho phép vay với lãi suất 5% trong thời gian 15 năm. Con số này thực sự rất hấp dẫn và khiến cho việc đóng tiền hàng tháng chỉ bằng tiền thuê nhà, điều này đã thúc đẩy một số lượng lớn những người có nhu cầu muốn mua nhà. 

Tuy nhiên, giải ngân của gói tín dụng này không đạt được như kỳ vọng. Vì vậy, vào năm 2013, Chính phủ tiếp tục mở rộng gói tín dụng cho cả những người đang mua nhà ở thương mại. Tổng thể, gói tín dụng này đã đóng góp rất nhiều cho thị trường bất động sản Việt Nam, tạo ra một tác động rõ rệt đến thị trường bất động sản, tuy nhiên tác động này chủ yếu tập trung vào phân khúc chung cư, các loại hình bất động sản khác chưa được ảnh hưởng đáng kể. Cho tới những năm 2014 – 2015, bất động sản chung cư vẫn chiếm ưu thế lớn trong thị trường bất động sản. Trong giai đoạn 2016 – 2017, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Nhìn chung, dù có gói tín dụng 30,000 tỷ đồng vào thời điểm đó, thị trường bất động sản vẫn rất khốc liệt bởi dòng tiền nhỏ nên không thể cứu được toàn bộ thị trường.

Gói tín dụng năm 2016 không cứu được cả thị trường bất động sản (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Quay trở lại thời điểm hiện tại, trong Hội nghị trực tuyến toàn quốc về “tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” diễn ra vào sáng ngày 17/2, Bộ Xây dựng đã đưa ra đề xuất về việc cung cấp gói hỗ trợ trị giá 110,000 tỷ đồng cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân. Theo đó, chính phủ sẽ cấp gói tín dụng này cho các ngân hàng thương mại, để cho phép các dự án được vay vốn theo phương thức tái cấp vốn. Đây là mô hình tương tự như gói 30.000 tỷ đồng đã thành công trong giai đoạn 2013-2016. Bên cạnh đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã công bố gói tín dụng trị giá 120,000 tỷ đồng để hỗ trợ cho lĩnh vực bất động sản.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Sau khi Hội nghị kết thúc, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã có buổi trao đổi với truyền thông để thông tin về gói 110,000 tỷ đồng. Ông nói rằng gói tín dụng này đã được Thủ tướng đồng ý đưa vào Nghị quyết sắp tới và sẽ được cấp cho các dự án nhà ở xã hội và nhà ở công nhân. “Chúng tôi đã phân định rõ 55.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư vay còn 55,000 tỷ đồng cho người dân vay. Gói này được đưa vào nghị quyết giống gói 30,000 tỷ đồng trước cho nhà ở xã hội. Gói tín dụng này cứu được cả thị trường”, ông Sinh nói. 

gói tín dụng 120,000 tỷ

Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại Hội nghị sáng ngày 17/2 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Tại Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng công bố rằng đã họp với 4 ngân hàng thương mại nhà nước và đạt được sự thống nhất về việc dành một gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng để hỗ trợ lĩnh vực bất động sản. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ được giảm từ 1,5-2% so với lãi suất bình quân của các ngân hàng trên thị trường trong từng thời kỳ. Nhằm đảm bảo sự thành công của chương trình này, NHNN sẽ giao đơn vị theo dõi, tổ chức và triển khai chương trình này. Bà Nguyễn Thị Hồng cũng cho biết, nếu các ngân hàng khác tham gia, gói tín dụng này có thể sẽ được nhiều hơn. Trong trường hợp các ngân hàng tham gia thiếu hụt về thanh khoản, NHNN sẵn sàng cấp thêm vốn để đảm bảo tiến độ triển khai của chương trình. Thông tin cho biết cả hai gói tín dụng đều nhắm đến dự án nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân. Tuy nhiên, rất có thể gói tín dụng trị giá 120.000 tỷ đồng sẽ mở rộng hơn nữa để hướng đến đối tượng nhà ở cho người có thu nhập thấp.

gói tín dụng 120,000 tỷ

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng tại Hội nghị sáng ngày 17/2 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Hiện tại, đã có 19 dự án nhà ở xã hội được triển khai, nhưng để các chủ đầu tư và những người quan tâm đến nhà ở xã hội chuẩn bị nguồn lực và tiền thì mất một khoảng thời gian khá lớn. Dự kiến ​​nguồn hàng nhà ở xã hội sẽ có vào khoảng quý III năm 2023. Nếu số lượng nhà ở xã hội không đảm bảo, có thể gói tín dụng sẽ phải mở rộng cho nhà ở thương mại trong quý I năm 2024, điều này giúp tăng niềm tin của người tiêu dùng và người mua nhà thực tế. 

nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội đang được chú trọng triển khai (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Các biện pháp hỗ trợ kinh tế và bất động sản trong thời điểm khó khăn hiện nay đang là chủ đề được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao, các biện pháp này cần phải phù hợp với thị trường và nhu cầu của thị trường, đồng thời cần hỗ trợ các doanh nghiệp đang làm ăn và đồng hành với định hướng phát triển bền vững của Chính phủ. Hai gói tín dụng 110,000 tỷ và 120,000 tỷ sắp tới sẽ không thể cứu trợ được các bất động sản cao cấp vì số lượng quá nhiều nhưng đây không phải là các sản phẩm thiết yếu. Thị trường cần phải tự điều chỉnh và tạo ra kỳ vọng cho các nhà đầu tư. Gói đầu tư tạo ra lối đi mới để các nhà đầu tư chuẩn bị, đồng thời giúp các khách hàng có mong muốn mua nhà ở thực tiếp cận được sản phẩm.

Tổng kết lại, gói tín dụng 110,000 tỷ và 120,000 tỷ được đưa ra nhằm hỗ trợ cho khách hàng và chủ đầu tư về nhà ở xã hội. Những gói hỗ trợ này đang được xem là cơ hội để thị trường bất động sản phục hồi và phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, có những ý kiến cho rằng, nếu chúng ta chỉ tập trung vào cứu cánh cho những sản phẩm bất động sản cao cấp thì thị trường bất động sản sẽ không thể phát triển bền vững. Ngoài ra, việc áp dụng gói hỗ trợ này cũng cần phải phù hợp với thị trường và nhu cầu của thị trường, hỗ trợ các doanh nghiệp đang làm ăn, đồng thời đảm bảo định hướng của Chính phủ là phát triển bền vững. 

Vì vậy, liệu gói tín dụng 110,000 tỷ và 120,000 tỷ có cứu được thị trường bất động sản? Nếu được triển khai một cách hiệu quả và phù hợp, thị trường bất động sản sẽ có cơ hội phục hồi và phát triển bền vững trong tương lai. 

Mong rằng những thông tin Sen Vàng Group cung cấp có thể phần nào trả lời được câu hỏi: Liệu hai gói 110,000 tỷ và 120,000 tỷ có giải cứu được thị trường bất động sản? Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về đầu tư bất động sản, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/

Nguồn: Sen Vàng Group – Tổng hợp: Hồng Nhung

Thông tin liên hệ: 

Website: https://senvangdata.com/

Hotline: 0948.48.48.59

Xem thêm: Vấn đề của thị trường bất động sản Việt Nam chu kỳ tiền rẻ