QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN DÀNH CHO CHỦ ĐẦU TƯ

 

Bất kỳ một Chủ đầu tư nào khi muốn phát triển được một sản phẩm bất động sản bền vững, có giá trị thực cho người sử dụng thì đều phải có được một quy trình phát triển dự án bất động sản đầy đủ và hoàn thiện.

Quy trình 7 bước phát triển dự án bất động sản

 

Tuy nhiên thì việc tìm được các thông tin liên quan đến vấn đề này thường rất khó, không Chủ đầu tư nào muốn chia sẻ ra ngoài vì đây là tài sản riêng của doanh nghiệp, cũng như việc mỗi đơn vị Chủ đầu tư sẽ có những quy tắc, quy trình phát triển dự án khác nhau. 

 

Hiểu được điều đó, Bất động sản Sen Vàng sẽ chia sẻ đến các Chủ đầu tư quy trình phát triển một dự án bất động sản. Từ đó, chủ đầu tư có thể tham khảo và phát triển thành một quy trình chuẩn, phù hợp với doanh nghiệp mình.

 

quy trình phát triển dự án bất động sản

 

Quy trình chung để phát triển một dự án bất động sản được thực hiện qua 7 bước: Tìm kiếm đất, phát triển sản phẩm, triển khai sản xuất, xây dựng concept sản phẩm, triển khai bán hàng, vận hành quản lý sau bán hàng và quản lý khi sản phẩm đi vào sử dụng.

 

Đây là những bước vô cùng quan trọng, thời gian thực hiện từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng có thể kéo dài 10 – 20 năm, tùy thuộc vào mỗi dự án.

1. Tìm kiếm đất

 

Việc này thường do các đơn vị bên phòng đầu tư thực hiện. Hoặc chủ đầu tư có sẵn nhiều mối quan hệ, có nhiều miếng đất thì lúc này sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường để tìm ra và lựa chọn một mảnh đất có giá trị gia tăng tốt, có thể phát triển một sản phẩm bất động sản tốt.

quy-trinh-phat-trien-du-an

Trong quá trình tìm kiếm đất, chủ đầu tư sẽ phải thực hiện việc đánh giá đầu tư và mua đất.

2. Phát triển sản phẩm

 

Nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu tính khả thi của dự án, thời gian mua bán dự án,… Chủ đầu tư phải biết được sản phẩm của mình đã có quy hoạch, hồ sơ pháp lý đầy đủ chưa? Nếu đã có trước đó rồi thì sẽ giữ nguyên hay chuyển đổi, sửa đổi lại quy hoạch cho phù hợp?

 

usp của dự án

 

Thiết kế ý tưởng, tiện ích, POD, USP: Phải lên cơ cấu sản phẩm, khách hàng tiềm năng của sản phẩm, phải thiết kế công trình biểu tượng, tiện ích cho dự án, sẽ dựa vào công nghệ gì để xây dựng một dự án.

 

Bài tài chính: phải đảm bảo được việc huy động vốn, tiền lãi ngân hàng, tiền đầu tư thiết kế, xây dựng, đầu tư quản lý, … Sau đó, chủ đầu tư sẽ bắt đầu lập hồ sơ và xin giấy phép. 

3. Triển khai sản xuất

 

Chủ đầu tư có thể triển khai việc thiết kế thi công, thiết kế cơ sở; đấu thầu và chọn nhà thầu; làm các thủ tục vay vốn ngân hàng ở bước phát triển sản phẩm. Đến khi bắt đầu triển khai sản xuất, chủ đầu tư phải có những kế hoạch đã được duyệt về phần thiết kế thi công, được vay vốn ngân hàng trong hạng mục triển khai. 

 

Phải có các đơn vị nhà thầu: nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát công trình. Trong quá trình thi công, đồng nghĩa với việc chủ đầu tư có thể bắt đầu gọi vốn theo quy định của nhà nước. Tùy từng loại sản phẩm, từng giai đoạn phát triển dự án mà mức gọi vốn sẽ khác nhau. 

4. Xây dựng concept sản phẩm để bán

xây dựng concept

 

Thời điểm nghiên cứu thị trường để xây dựng phát triển concept sản phẩm và nghiên cứu thị trường để phát triển sản phẩm là khác nhau và có thể cách nhau rất nhiều năm. Vì vậy, chủ đầu tư cần phải nghiên cứu thị trường một lần nữa. 

 

Định vị sản phẩm, chiến lược bán hàng, marketing, hồ sơ bán hàng và các hỗ trợ khác. Tùy vào mong muốn của chủ đầu tư mà sẽ mất khoảng từ 1 – 1.5 năm cho quá trình xây dựng concept sản phẩm. 

5. Triển khai bán hàng

 

Bao gồm các nội dung: phải xây dựng được chính sách bán hàng, các giai đoạn bàng và kế hoạch bán hàng: kế hoạch giải tán hàng tồn, kế hoạch bán hàng các giai đoạn hoặc kế hoạch dành cho đối tượng khách hàng đầu tư, mua để ở. 

 

Kế hoạch truyền thông, marketing của các giai đoạn phải luôn song song với kế hoạch bán hàng và phải có những kênh truyền thông cụ thể.

6. Vận hành và quản lý sau bán hàng

 

quản lý vận hành

Sau khi bán hàng xong, vận hành và quản lý sau bán hàng rất quan trọng nhưng nhiều chủ đầu tư không quan tâm. Những bước liên quan đến việc quản lý dữ liệu bán hàng và chăm sóc khách hàng rất quan trọng.

7. Quản lý khi sản phẩm đi vào sử dụng

 

Khi quản lý sản phẩm đi vào sử dụng sẽ có bàn giao, chủ đầu tư phải có một bộ phận chuyên về bàn giao cho khách hàng. Hoạt động quản lý vận hành, chủ đầu tư sẽ tự có 1 đội quản lý vận hành hay đi thuê 1 đội quản lý vận hành cho toàn bộ khu đô thị, toàn bộ dự án.

 

Hoạt động kết nối với khách hàng (CX) là hoạt động trải nghiệm với khách hàng cùng với xử lý khủng hoảng là những hoạt động chủ đầu tư vần đặc biệt quan tâm.