Xây dựng kế hoạch truyền thông là điều mà mỗi Chủ đầu tư phải làm để nhận diện thương hiệu và phục vụ việc bán hàng. Việc đo lường được mức độ phủ của thương hiệu đối với khách hàng đặt ra thách thức phải có một chiến lược truyền thông hoàn hảo. Bài viết dưới đây sẽ giúp CĐT hoàn thiện các bước lập kế hoạch truyền thông để bán hàng.
Một kế hoạch truyền thông để bán hàng dự án bất động sản bao gồm các chuyên mục bối cảnh, mục tiêu, chiến lược, phương án triển khai và timeline, nhân sự và ngân sách và đánh giá hiệu quả.
Bối cảnh
Đây là bước cơ bản nhưng khá quan trọng giúp CĐT thấu hiểu doanh nghiệp của mình, phân tích đối thủ cạnh tranh, từ đó có những chiến lược đúng đắn trong thời điểm đúng đắn. Bối cảnh bao gồm:
– Nghiên cứu Pestel:
- Là nghiên cứu phân tích 6 yếu tố quan trọng:
- Là phương án nghiên cứu về vĩ mô đối với một dự án BĐS khi CĐT phát triển sản phẩm ở một khu vực mới và cần có sự nghiên cứu để đưa ra 1 sản phẩm BĐS phát triển bền vững và gắn liền tại khu vực đó. Nghiên cứu này khá quan trọng bởi dự án BĐS liên quan đến số lượng dân số lớn, văn hóa, chính trị, kinh tế và xã hội.
– Nghiên cứu 3C:
Trong quá trình kinh doanh sản phẩm BĐS, nghiên cứu 3C sẽ tác động và phản chiếu hoạt động kinh doanh của CĐT như vì sao thành công, lí do vì sao thất bại, CĐT cần làm gì để khắc phục những điều đó,….
- Bao gồm 3 yếu tố cốt lõi:
Mục tiêu
Mục tiêu bán hàng
– Bộ phận Marketing cần làm việc với Bộ phận Phòng Kinh doanh để biết và nắm được mục tiêu doanh thu, từ đó tính ngân sách chi cho MKT là bao nhiêu (thường chiếm khoảng 1,5% tổng dự án)
Mục tiêu Marketing
– Mục tiêu tiếp cận hỗ trợ bán hàng
– Mục tiêu thương hiệu (mục tiêu xây dựng lâu dài)
Chiến lược
Chiến lược dài hạn
Khi phát triển một sản phẩm bất động sản cần có chiến lược dài hạn trong bao lâu và cần có kế hoạch trong từng giai đoạn cụ thể để hỗ trợ việc kinh doanh bán hàng.
Bao gồm:
1. Thông điệp truyền thông
2. Slogan dự án
3. USP: điểm khác biệt duy nhất của sản phẩm BĐS mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc không thể bắt chước.
4. TOM: khi nhắc đến dự án BĐS, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến tính chất của sản phẩm BĐS đó.
Chiến lược ngắn hạn
1. Khách hàng và thị trường mục tiêu
– Tỷ lệ khách hàng mục tiêu: khách mua ở, khách mua đầu tư, khách nước ngoài,….
– Tỷ lệ khách hàng mục tiêu theo khu vực
– Tỷ lệ độ tuổi khách hàng tiềm năng
Từ tỷ lệ tuổi, khu vực, đối tượng khách hàng tiềm năng ta sẽ ra được chiến lược truyền thông, kênh truyền thông và các phương án marketing và truyền thông cho khách hàng.
2. Kế hoạch truyền thông qua các giai đoạn bán hàng
Chia thành các giai đoạn 1, 2, 3; trong từng giai đoạn cụ thể, CĐT chia thành các đặc điểm, giỏ hàng, khách hàng mục tiêu, thông điệp, event lớn, chính sách bán hàng, giải đáp thắc mắc và định hướng người tiêu dùng, giai đoạn hàng tồn.
3. Biểu đồ giữ sóng
4. Các chiến lược Marketing dựa trên các chiến dịch
Chiến lược truyền thông
1. Đối tượng truyền thông: Các đối tượng có ảnh hưởng đến người mua hàng
Mục tiêu: Đảm bảo thông điệp truyền thông và các chương trình được các đối tượng truyền thông hiểu đầy đủ, rõ ràng, các thông điệp sẽ thể hiện trong các event và nội dung tiêu điểm trên báo chí.
2. Dự kiến nội dung truyền thông dành cho các đối tượng khách hàng
3. Kênh truyền thông triển khai online
4. Kênh truyền thông triển khai offline
5. Các vấn đề truyền thông dự án giải quyết
Phương án triển khai và Timeline
Phương án triển khai
Timeline
Fomat 1 timeline cụ thể:
Nhân sự và ngân sách
Đánh giá hiệu quả
Sau khi kế hoạch truyền thông dự án BĐS kết thúc, Bộ phận Marketing và CĐT phải đánh giá và phân tích kế hoạch trên các yếu tố: hiệu quả, tỷ lệ convert,… để tìm ra những nguyên nhân (ví dụ như sai đối tượng, chưa đủ điểm nhấn và sai thông điệp,…) và chiến lược triển khai tốt hơn.