10 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bất động sản

Ngày 8/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng với Bộ Xây dựng đã có buổi làm việc với các doanh nghiệp bất động sản phía Nam và Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đa đưa ra 10 giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

10 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

  1. HoREA cùng với các doanh nghiệp bất động sản đề xuất với Chính phủ xem xét tháo gỡ vướng mắc pháp lý trong khi đợi Luật đất đai sửa đổi. Hiện tại, Chính phủ đã sửa đổi hai lần và trong thời gian đợi luật đất đai sửa đổi của 2023 thì các doanh nghiệp cố gắng gỡ các pháp lý tại các dự án nhà ở đô thị đồng thời đồng thời sửa đổi Nghị định 100 và Nghị định 49 để tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục đầu tư dự án cho nhà ở xã hội. Đây là vấn đề cấp bách đầu tiên và ưu tiên những đơn vị đang gặp rắc rối trong các vấn đề liên quan đến việc không có thanh khoản.

  2. Xây dựng quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại. Đây là điều có thể hỗ trợ cho các doanh nghiệp để có thể ra hàng sớm, bên cạnh đó đây cũng là một vấn đề triển khai khá lâu trước đó, đã có rất nhiều quy trình. Tuy nhiên khi triển khai về đến từng địa phương đòi hỏi phải dựa trên cơ sở của địa phương đó để đưa ra một quy trình chuẩn. Ngược lại sẽ gây khó khăn vì phát triển một dự án bất động sản liên quan rất nhiều đến những thông tư ban hành văn bản, nghị định khác nhau không chỉ của luật đất đai ngành bất động sản mà còn liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành khác. Chính vì vậy, yêu cầu cần có sự thống nhất hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh phát triển dự án bất động sản tốt nhất.

giải pháp bất động sản

Xây dựng quy trình chuẩn về thủ tục đầu tư dự án đô thị, nhà ở thương mại. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

  1. Ngoài ra, một biện pháp được đề xuất đó là thành lập “Tổ công tác đặc biệt” để tháo gỡ khó khăn cho một số doanh nghiệp và dự án điển hình. Có thể kể đến 65 dự án ở TP HCM để làm thí điểm, là những doanh nghiệp đang gặp khó khăn có đóng góp trong quá trình phát triển đất nước và chấp hành nghiêm túc tất cả những quy định  làm tiền lệ để giải quyết các trường hợp tương tự, tạo niềm tin cho doanh nghiệp và thị trường. Bên cạnh đó, hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản phải đứng ra để giải trình về các vấn đề liên quan đến trái phiếu, và việc giảm sàn của các phiên chứng khoán. Nguyên nhân là do sự ảm đạm và bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và niềm tin ở trên thị trường, và các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn chịu tác động rất nhiều của đại dịch Covid 19 làm tất cả các nguồn chi phí tăng cao kéo theo các khoản chi phí liên quan đến nguyên vật liệu xây dựng cũng tăng lên. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với thị trường bất động sản, niềm tin của doanh nghiệp và các chỉ số lạc quan về đầu tư bất động sản, vậy nên việc thành lập tổ công tác đặc biệt để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, là một phần quan trọng để tạo niềm tin trong giới bất động sản.

  2. Khẩn trương thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành quy định hướng dẫn trình tự triển khai thực hiện đối với dự án nhà ở, khu đô thị đồng thời chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng ‘quy trình chuẩn” về thủ tục đầu tư dự án đô thị nhà ở thương mại. 

Đề xuất giải pháp khẩn trương thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

  1. Đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương ban hành quy định cụ thể về điều kiện, tiêu chí, quy mô và tỷ lệ để tách thành dự án độc lập đối với các diện tích đất do Nhà nước quản lý (đất công) nằm xen kẽ trong dự án nhà ở thương mại để tháo gỡ ách tắc của các dự án và tăng nguồn cung nhà ở. Các doanh nghiệp có một quỹ có một quỹ riêng dành cho đất công và không thuộc Bộ Tài chính, quá đó có thể thấy nếu không xử lý được vấn đề ách tắc này thì tất cả các dự án có phần đất công đình trệ trở lại gây thâm hụt rất lớn đối với quỹ đất để xây dựng các khu nhà ở xã hội và các khu công trình để phát triển cơ sở hạ tầng thúc đẩy phát triển đô thị hóa tốt hơn. Khi khơi thông được dòng này thì sẽ đem lại một nguồn cung rất lớn về nhà ở cho những người có thu nhập thấp. 

  2. Đề nghị Thủ tướng và Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng tương tự nghị quyết 42 của Quốc hội. Cho phép doanh nghiệp chủ đầu tư được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án khi đã có giấy chứng nhận hoặc có quyết định giao đất. Cho thuê đất để tạo điều kiện tái khởi động các dự án “trùm mền” giúp làm tăng nguồn cung nhà ở. Trong mọi giai đoạn khó khăn, các doanh nghiệp bất động sản mất dần thanh khoản, thì việc bán bớt các những tài sản của mình là việc vô cùng quan trọng, giúp tạo ra xu hướng cho những nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Trong đó, có những nhà đầu tư sử dụng nguồn vốn FDI vào Việt Nam vô hình chung giúp cho bất động sản sôi động, đa dạng, chuyên nghiệp hơn. Thêm vào đó, Nhà nước cần có những cơ chế mở để giúp cho các doanh nghiệp có những đối tác có khả năng và kinh nghiệm trên thị trường phân phối bất động sản.

giải pháp bất động sản

Đề nghị Thủ tướng và Ủy ban thường vụ Quốc hội cho phép thí điểm áp dụng tương tự nghị quyết 42 của Quốc hội. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

  1. Đề xuất Thử tướng chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương thực hiện xác định tiền sử dụng đất đối với các dự án bất động sản, nhà ở thương mại đã tạm nộp tiền sử dụng đất hoặc đang được rà soát xác định tiền sử dụng đất bổ sung để cho các doanh nghiệp hoàn thành hoàn thành nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước. Đây là một điều khá khó khăn đối với các doanh nghiệp bất động sản vì có rất nhiều những vướng mắc và ràng buộc rất lớn đối với các sản phẩm kể cả đã ra hàng được, khiến cho các doanh nghiệp không thể hoàn thiện được dự án. Vậy nên, Nhà nước cần có hành lang pháp lý, Thông tư để hướng dẫn cho quy trình sẽ được thông thoáng hơn hỗ trợ được các doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn.

giải pháp bất động sản

Đề xuất giải pháp khẩn trương thực hiện xác định tiền sử dụng đất đối với các dự án bất động sản. (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

  1. Nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100,000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Hiện tại, ngân hàng Việt Nam đang áp dụng khống chế room tín dụng đẩy vào thị trường bất động sản khoảng dưới 14%. Trước đó năm 2011 room tín dụng dành cho bất động sản rất lớn lên đến 35 – 40%, lúc đó chưa có trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại nếu nới room tín dụng thêm 1 – 2% vẫn rất hợp lý, sẽ giúp ưu tiên những doanh nghiệp mà dự án của họ đã hoàn thiện các cơ sở pháp lý để có thể phát triển được, tạo một dòng lưu thông về tiền cho các doanh nghiệp.

  2. Cho phép nhà đầu tư cá nhân không phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được đầu tư, mua trái phiếu doanh nghiệp với một tỷ lệ nhất định thông qua ủy thác cho công ty chứng khoán, các tổ chức đảm bảo năng lực bằng các hợp đồng thương mại để đầu tư trái phiếu theo quý định. Đồng thời các nhà đầu tư mua trái phiếu là cá nhân phải có văn bản cam kết đã hiểu rõ và tự chịu trách nhiệm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. 

  3. Bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất cho bốn ngân hàng thương mại Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank được Ngân hàng Nhà nước chỉ định để cho đối tượng hưởng chính sách vay ưu đãi với lãi suất 4,8%/ năm để mua, thuê nhà ở xã hội. Ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh, trong khi lạm phát trên thế giới đang gia tăng nhanh khiến cho hệ thống các ngân hàng phải điều chỉnh dòng tiền của mình. Vì vậy Nhà nước cần có những thủ tục pháp lý nhanh gọn để tạo điều kiện cho các ngân hàng.

Trên đây là những bình luận về “10 giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp Bất động sản” do Sen Vàng Group cung cấp. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm thông tin các bài phân tích của các tỉnh thành trên cả nước, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.

Nguồn: Sen Vàng Group – Tổng hợp: Dương Anh

Thông tin liên hệ: 

Website: https://senvangdata.com/

Hotline: 0948.48.48.59