Đề xuất bỏ 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Một vấn đề được quan tâm diễn ra khá lâu và được các chủ đầu tư, nhà đầu tư quan tâm và cũng gặp khó khăn khá là nhiều đó là vấn đề liên quan đến việc là 20% quỹ đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời ý kiến của cử tri sau Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Bộ Xây dựng đề xuất phương án bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Thay vào đó, Bộ yêu cầu bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh.

Nhìn vào những dự án vừa qua thì tất cả dự án đầu tư xây dựng thì đều phải dành 20% quỹ đất đền bù tái định cư, nhà ở xã hội để cho phù hợp. Tuy nhiên, dưới cách nhìn của một đơn vị phát triển dự án, chủ đầu tư đang quen làm nhà ở cao cấp thì sẽ không quen việc này vì vậy khi đưa ra có một quỹ đất ở trong cả toàn bộ cái quỹ đất phát triển của họ thì họ cũng cảm thấy rất lúng túng. 

nhà ở xã hội

Chúng ta có thể nhìn thấy được ví dụ như là những khu Trung Hòa – Nhân Chính chẳng hạn, hay là khu Nam Trung Yên thì quỹ đất đang rất lãng phí bởi vì là ngay cạnh những cái khu cao cấp là những cái khu tái định cư. Có thể thấy những khu dành cho thu nhập thấp thì chi phí đầu vào là xây dựng để không thể cao được bằng chi phí của những  khu trung, cao cấp được. Nó tạo ra một sự chênh lệch giữa việc quy hoạch đồng bộ liên quan đến cả việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư những tiện ích… Gây khó khăn cho các chủ đầu tư từ việc có kinh nghiệm triển khai nhà ở xã hội, đến việc liên quan đến các yếu tố thương mại. Ví dụ, một khu đang có giá 50 – 60 triệu nhưng bên cạnh có một khu bình dân thì bây giờ giá nó chỉ còn khoảng 18-19 triệu thôi và ngay cả người ở cũng sẽ không thích. Vì vậy tại sao chúng ta không quy hoạch lại làm sao để cho nó phù hợp hơn mà bản thân một ông chủ đầu tư cũng an tâm hơn khi ông phát triển đồng bộ toàn bộ khu. 

Khi một sản phẩm đi vào hoạt động thì người dân ở đó bao gồm lối sống văn hóa, chi trả mới quan trọng. Ví dụ, người dân ở khu cao cấp thì người ta sẵn sàng chi trả mức phí cao để đảm bảo cảnh quan, bảo trì bảo dưỡng, chăm sóc hệ thống hạ tầng, tiện ích… nhưng điều đó lại rất khó đối với khu trung cấp vì ngay cả chi phí họ dành cho việc ở cũng sẽ không thể cao bằng khu cao cấp. Điều đó, vô hình chung tạo sự không hấp dẫn với những nhà đầu tư đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài. 

Các nhà đầu tư là các doanh nghiệp, họ phải làm ăn có lãi và có lợi thế cạnh tranh riêng họ, khi đó mới có thể an tâm cống hiến cho xã hội, có thể chuyển đổi được bằng tiền. Khi đó, những đơn vị chuyên làm về trách nhiệm xã hội hoặc chuyên làm về nhà ở xã hội có thể tập trung thời gian làm những cái lợi thế. 

Hiện nay, Luật Đất đai sửa đổi năm 2023 đang rất được mong đợi để có thể rõ ràng những quy định liên quan và các bất cập. Như vậy, có rất nhiều người hiện nay rất mong điều đó xảy ra cũng sẽ là một tin tích cực cho các nhà phát triển dự án và những chủ đầu tư bất động sản. Để có thêm những thông tin chi tiết quý vị vui lòng tham khảo tại: https://senvanggroup.com/ 

Nguồn: Sen Vàng Group – Tổng hợp: Thương Trần

Thông tin liên hệ: 

Website: https://senvangdata.com/

Hotline: 0948.48.48.59