9 rủi ro ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam năm 2023

Kinh tế vĩ mô là một trong những yếu tố quan trọng tác động trực tiếp tới thị trường bất động sản ngoài các yếu tố về nguồn cung, doanh nghiệp, chính sách pháp luật,… Trong khi đó nền kinh tế Việt Nam năm 2023 được dự báo sẽ chịu chung những tác động suy thoái với nền kinh tế toàn cầu mà theo Sen Vàng Group sẽ có 9 rủi ro ảnh hưởng. 

 

1. Tác động suy thoái kinh tế từ các thị trường lớn

Nền kinh tế toàn cầu đang được dự báo 98% sẽ suy thoái trong năm 2023 do bối cảnh lạm phát cao chiến dịch tăng lãi suất và các cuộc chiến tranh Nga có Ukraina và cùng lúc gây nên áp lực tăng trưởng. 

Đối với những nền kinh tế lớn như Mỹ, Anh, hay các nước khu vực EU đều được dự báo tăng trưởng thấp hơn 1% hay thậm chí tăng trưởng âm. Tại Châu Á, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc cũng thiếu vắng triển vọng tích cực khi các nhà kinh tế dự báo hạ tăng trưởng của Trung Quốc cho đến ít nhất Q3/2023 với mức tăng khoảng 4%. Đồng thời khả năng Trung Quốc từ bỏ chính sách ZERO COVID mở cửa trở lại dự báo sớm nhất vào tháng 6/2023.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Theo IMF đánh giá mức độ rủi ro tài chính toàn cầu theo khu vực và quốc gia, các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc, các nước châu Âu và các nước phát triển khác đang có mức độ rủi ro ở mức cao nhất là cấp độ 5. Ngoài ra việc FED cũng đã phát đi tín hiệu không cắt giảm lãi suất điều hành đến hết Q4/2023 đã gần như chắc chắn suy thoái sẽ diễn ra vào năm 2023. 

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Nền kinh tế Việt Nam chắc chắn không thể đứng ngoài cuộc suy thoái này. Theo báo cáo của tổng cục Hải quan trong năm 2022, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cán mốc 700 tỷ USD với những đối tác như Mỹ, Trung Quốc, EU,… đều là các quốc gia được dự báo khó khăn nêu trên. Việt Nam cũng đã phải bán ra 20 tỷ USD dự trữ ngoại hối nhằm cân bằng mức tỷ giá đồng đô-la và đồng Việt Nam. Tuy nhiên theo Sen Vàng Group Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng chậm hơn và tác động nhỏ hơn so với thế giới (ngoài thị trường xuất nhập khẩu bị tác động trực tiếp) bởi tiềm năng tăng trưởng kinh tế quốc gia và việc duy trì ổn định lạm phát hiện tại.  

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

2. Bất ổn chính trị thế giới

Cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine vẫn diễn ra căng thẳng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Ngày mùng 2 tháng 12 năm 2022 vừa qua Ngoại trưởng Nga cũng đã đưa ra cảnh báo bất kỳ cuộc xung đột nào giữa các nước quốc gia hạt nhân đều có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ngoài ra căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan ngày càng gia tăng. 

 

 

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Với tình hình bất ổn ở nhiều nơi trên thế giới sẽ dẫn đến tâm lý e dè của các nhà đầu tư. Nguồn vốn FDI đạt mức 25.1 tỷ USD trong năm qua có thể sẽ chịu những ảnh hưởng bởi nguy cơ quay đầu rút tiền của các nhà đầu tư khi thị trường đang mang nhiều những biến động và tâm lý lo sợ. Nhất là khi Việt Nam vừa mới bị hạ bậc trên Bảng Xếp Hạng SDJ từ bậc 51 xuống 55. 

3. Dịch bệnh 

Mặc dù chúng ta đã sống trong giai đoạn bình thường mới nhưng nỗi lo về biến thể mới của Covid vẫn là rất lớn. Có thể thấy tại những nước lớn như Mỹ cũng đang bùng phát dịch cảm cúm trở lại khiến chính phủ phải ra khuyến cáo người dân vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang khi ra ngoài. Hoặc như đất nước láng giềng Trung Quốc với 1.7 tỷ dân vẫn chưa từ bỏ hoàn toàn chính sách ZERO COVID. Chiến dịch mở cửa trở lại đang gặp nhiều những khó khăn khi số ca mắc mới bùng phát dữ dội trở lại. Khi mà những nước lớn còn đang lo ngại dịch bệnh và đóng cửa thì chuỗi cung ứng toàn cầu chưa thể nối lại và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới tổng kim ngạch xuất khẩu là một trong những ngành công nghiệp chính của Việt Nam.

4. Thiên tai – hạn hán – lũ lụt 

2022 là một năm mà thiên tai lấn át dịch bệnh. Thiên tai lũ lụt diễn ra trên nhiều khu vực bởi tác động của biến đổi khí hậu nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài ra chúng ta cũng lo lắng khi đứng trước nguy cơ nước biển dâng làm thành phố Hồ Chí Minh có thể biến mất trong vòng 50 năm nữa.

Kinh tế việt nam

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

5. Lạm phát

Hiện tại lạm phát của Việt Nam đang tiệm cận mốc 5%. So với cuộc khủng hoảng giai đoạn năm 2008 khi lạm phát đạt đỉnh tại mức 20% thì hiện tại chúng ta đang kiểm soát tốt chỉ số này so với các nước khác trên thế giới như Anh, Đức, Nhật Bản,…

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

6. Ngân hàng

Vừa qua các ngân hàng thương mại liên tục tăng lãi suất cấp tập khiến ngân hàng nhà nước phải đưa ra xử lý cảnh cáo và buộc những ngân hàng này cam kết hạ mức lãi suất. Nguyên nhân bởi các ngân hàng đang đứng trước rủi ro thanh khoản khi mất cân bằng tín dụng. Theo báo cáo của VietstockFinance, tính đến hết tháng 9/2022, lượng tiền cho vay của các ngân hàng Việt Nam ở mức 8.2 triệu tỷ trong khi lượng tiền gửi chỉ đạt 7.8 triệu tỷ đồng. 

Kinh tế việt nam

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Ngoài ra, một yếu tố khác nữa là ngành Tài chính-Ngân hàng đang gặp rắc rối với những khoản nợ xấu đặc biệt đến từ bất động sản khi nhóm ngành này chiếm đến 20.74% tổng nợ xấu ngân hàng. Theo dự đoán của Sen Vàng Group, ngành ngân hàng vẫn sẽ còn những khó khăn cho đến ít nhất là đến Q2/2024.

7. Trái phiếu

Tính đến thời điểm hiện tại, các tổ chức tín dụng chiếm 28.69% trong cơ cấu nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và các công ty chứng khoán là 27.6%. Đó cũng là lý do vì sao thị trường chứng khoán cuối năm 2022 trải qua một đợt bán giải chấp cổ phiếu kinh hoàng đến từ các công ty chứng khoán nhằm thu hồi lại vốn đầu tư do tài sản đảm bảo của các gói trái phiếu này chính là cổ phiếu của doanh nghiệp. Những mã nằm sàn hàng chục phiên liên tiếp tiêu biểu như: Novaland, Phát Đạt, Hải Phát,….

Theo ước tính, giá trị trái phiếu đáo hạn trong năm 2023 cao nhất đạt 192.7 nghìn tỷ. Mặc dù theo đề xuất sửa đổi nghị định 65 sẽ giãn thời gian đáo hạn số trái phiếu khổng lồ này đến năm 2025 tuy nhiên đang vấp phải nhiều ý kiến bất đồng từ các trái chủ. Ngoài ra còn một yếu tố rủi ro khác có thể diễn ra là những đợt thanh tra kiểm tra hàng loạt các lô trái phiếu trong năm 2023 tới đây.

Kinh tế việt nam

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Những tác động này dẫn đến những khó khăn lớn cho những doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt xếp hạng tín nhiệm đảm bảo nhưng không thể phát hành trái phiếu dẫn vốn kinh doanh.

8. Thị trường bất động sản

Bản thân ngành bất động sản đang đối mặt với vô vàn khó khăn thời điểm hiện tại. Những kỳ vọng về đầu tư công và nguồn vốn FDA đều không đạt như mong đợi. Chênh lệch cung cầu, mất thanh khoản và tâm lý dè dặt mất niềm tin của nhà đầu tư nhỏ lẻ,… Vì vậy Sen Vàng Group dự báo thị trường bất động sản sẽ tiếp tục đóng băng đến hết năm 2023

9. Yếu tố phi kinh tế khác

Đối với các yếu tố phi kinh tế chủ yếu từ các vụ bắt bớ nhiều lãnh đạo doanh nghiệp như Vạn Thịnh Phát, Tân Hoàng Minh, FLC,.. tác động tiêu cực tới thị trường. Đồng thời sẽ xuất hiện nhiều hơn những kiện cáo về các hợp đồng, công nợ sẽ có rất nhiều trong năm sau mà tiêu biểu nhất vừa mới đây là vụ Geleximco kiện tập đoàn Amazon. 

Kinh tế việt nam

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Có thể thấy nền kinh tế trong năm 2023 sẽ gặp nhiều những khó khăn đến từ mọi yếu tố. Các dự báo tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023 của các tổ chức như HSBC hay VNDIRECT đều xoay quanh mức 5-6%. Điều này đồng nghĩa với việc khó khăn cho thị trường bất động sản và kịch bản phục hồi cho thị trường còn xa vời. Do vậy các nhà đầu tư, chủ đầu tư cần có những phương án cắt lỗ hay cơ cấu lại danh mục đầu tư một cách hợp lý. 

Kinh tế việt nam

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Trên đây là thông tin về 9 yếu tố rủi ro ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam năm 2023. Để có thêm những thông tin chi tiết quý vị vui lòng tham khảo tại : https://senvangdata.com.vn/ 

Nguồn tổng hợp: Sen Vàng Group – BTV Thành Nguyễn

Thông tin liên hệ: 

Website:  https://senvangdata.com/ 

Hotline: 0948.48.48.59