Để phát triển dự án bất động sản, chủ đầu tư cần đặc biệt chú ý đến pháp lý, tài chính, bán hàng. Đây là ba khâu vô cùng quan trọng mà chủ đầu tư cần phải đặc biệt đầu tư nguồn nhân lực, kiến thức cũng như nguồn tài chính vào đó.
PHÁP LÝ
Trong quá trình làm việc và tư vấn phát triển dự án cho các chủ đầu tư bất động sản, Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Chuyên gia tư vấn đầu tư và phát triển dự án bất động sản, đồng thời là CEO&Founder Công ty CPDV Bất động sản Sen Vàng nhận thấy rằng pháp lý là một trong những vấn về vô cùng quan trọng, cần được đặc biệt quan tâm.
Đối với một dự án bất động sản, các chủ đầu tư sẽ có rất nhiều những vấn đề liên quan đến pháp lý như: làm hồ sơ, các bước liên quan đến lập hồ sơ dự án, các khâu để phát triển dự án.
Trong quá trình lập hồ sơ, thời điểm chủ đầu tư được phê duyệt quy hoạch dự án đến được cấp giấy phép xây dựng,giấy phép kinh doanh là cả một quá trình và có rất nhiều các cơ quan ban ngành tham gia.
Chính vì vậy mà chủ đầu tư phải có được một phòng ban pháp chế riêng biệt, hiểu biết về bất động sản. Nếu không, chủ đầu tư nên thuê ngoài một đơn vị pháp chế về bất động sản chuyên nghiệp để có thể giúp được chủ đầu tư.
Bộ phận pháp chế sẽ đưa những tư vấn và các bước để có được những văn bản pháp lý, hồ sơ chuẩn chỉnh đến từng câu chữ. Trường hợp chủ đầu tư chưa thể nào làm được đầy đủ toàn bộ dự án thì bộ phận pháp chế cũng có được cách giải quyết để có thể hoàn thiện một phần dự án.
Ngoài các giấy tờ, hồ sơ pháp lý liên quan đến quy hoạch, dự án, xây dựng, bộ phận pháp chế cũng sẽ hỗ trợ, đảm bảo cho chủ đầu tư các vấn đề về hồ sơ tài chính, hồ sơ vay vốn ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc huy động vốn từ những người mua cũng rất quan trọng. Khi bắt đầu huy động vốn, các chủ đầu tư ngay lập tức phải nghĩ hợp đồng góp vốn hoặc là hợp đồng mua bán, làm sao để đảm bảo được quyền lợi của cả chủ đầu tư và nhà đầu tư.
TÀI CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN DỰ ÁN
Theo chuyên gia, một chủ đầu tư bất động sản mà phải bỏ hết tiền ra để xây hoàn thiện một dự án sau bất động sản rồi mới bán là không thành công. Một chủ đầu tư ngay khi nhận được dự án, ngay lập tức phải tính đến các phương án về dòng tiền, về huy động vốn.
Chủ đầu tư phải làm sao để cân đối giữa dòng tiền bỏ ra và các dòng tiền huy động vào vừa chuẩn chỉnh, phù hợp pháp lý, pháp luật, nhưng vẫn phải có những lợi thế nhất định cho mình.
Đặc biệt, thời gian phát triển một dự án bất động sản kéo dài rất lâu, thường là từ 10 – 20 năm nên toàn bộ tất cả những vấn đề liên quan đến thu chi của dự án đều phải được ghi lại, lưu lại hồ sơ dữ liệu và phải được cân đối lại dòng.
Việc quan hệ với ngân hàng cũng rất quan trọng, chủ đầu tư phải có nhiều sự lựa chọn khác nhau. Quan hệ tốt với ngân hàng sẽ tạo được điều kiện cho dòng vốn của chủ đầu tư có thể thuận lợi, có thể chảy một cách suôn sẻ.
Với những nhà đầu tư lớn, đã phát triển rất nhiều dự án bất động sản thì đã có mối quan hệ rất tốt với các ngân hàng. Nhưng với những chủ đầu tư nhỏ không có nhiều kinh nghiệm, không có nhiều dự án hoặc những chủ đầu tư mới tham gia vào thị trường bất động sản thì sao?
Theo lời khuyên của bà Bích Ngọc – chuyên gia tư vấn phát triển dự án bất động sản, các đơn vị chủ đầu tư nhỏ, mới tham gia vào thị trường bất động sản không nên tự mình làm tất cả mọi việc từ pháp lý đến tài chính vì rất tốn kém cả thời gian, cả tiền bạc mà nên hợp tác với các đơn vị tư vấn phát triển dự án.
Hiện nay, Công ty CPDV Bất động sản Sen Vàng đang cung cấp dịch vụ tư vấn phát triển dự án cho các chủ đầu tư. Các chủ đầu tư sẽ được hỗ trợ rất nhiều hạng mục khác nhau, trong đó có các vấn đề liên quan đến pháp lý, tài chính và vận hàng hàng, …
KINH DOANH – BÁN HÀNG
Hiện nay, có rất nhiều chủ đầu tư hoạt động theo cách thức là phòng ban nào làm việc của phòng ban đó, không có sự kết nối với nhau. Phòng ban Pháp chế làm hồ sơ, giấy tờ nhưng không kết nối, không làm việc với phòng Marketing, phòng Kinh doanh dẫn đến việc không nắm được thông tin để đưa ra những chiến lược quảng cáo, bán hàng phù hợp.
Hoặc là việc phòng Kinh doanh và Marketing không liên hệ, không làm việc với nhau nên các định hướng bán hàng và quảng cáo khác nhau. Phòng Marketing sẽ không biết định hướng của phòng Kinh doanh là gì, khách hàng là ai, mục tiêu hướng đến là gì và ngược lại.
Ở nước ngoài, các chủ đầu tư thường gộp chung phòng Marketing và Kinh doanh lại với nhau để có thể nhất quán trong các định hướng, hoạt động. Các chủ đầu tư Việt Nam cũng có thể nghiên cứu và áp dụng cách làm việc này.
Còn nếu không muốn gộp chung thì chắc chắn phải kết nối được các phòng ban lại với nhau để có thể hoạt động một cách nhất quán, hiệu quả nhất, hướng đến mục tiêu chung là bán được nhiều sản phẩm, mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Biên tập: Thu Hiền