BẤT ĐỘNG SẢN TÂY HỒ – DỰ BÁO TOÀN CẢNH THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TÂY HỒ NĂM 2020

Một số bối cảnh thị trường Bất động sản năm 2020

Thứ nhất, tổng sản phẩm bất động sản trên cả nước được chào bán ra thị trường gồm cả hàng tồn kho và mở bán mới  đạt trên 53.200 nhưng tỉ lệ hấp thụ chỉ đạt 14,3%. Theo đó nguồn cung mới sản phẩm trong quý I vẫn tiếp đà khan hiếm từ năm 2019, cùng đó do tác động của dịch Covid 19 nên khiến thị trường Bất động sản rơi vào trạng thái “ngủ đông”.

 

Thứ hai, mặc dù thị trường vô cùng trầm lắng song giá bán không hề có sự sụt giảm so với quý IV/2019 và chưa có bất kì doanh nghiệp nào công bố chính thức giảm giá sản phẩm.

 

Thứ ba, một số kịch bản hồi phục kinh tế sau hậu Covid có thể xảy ra:

Kịch bản 1: Dịch Covid-19 tại Việt Nam được khống chế hoàn toàn vào tháng 6 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa. Tuy nhiên các hoạt động kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục bắt đầu vào cuối quý II/2020. Từ quý III/2020 cho tới hết năm, tăng trưởng của các ngành có thể quay trở lại mức tăng trưởng những năm gần đây.

 

Kịch bản 2: Dịch Covid-19 trong nước kéo dài và chỉ được khống chế hoàn toàn vào nửa sau Quý III/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý III/2020. Từ quý IV/2020 cho tới hết năm, tăng trưởng của các ngành có thể quay trở lại mức tăng trưởng của những năm gần đây.

 

Kịch bản 3: Dịch Covid-19 trong nước kéo dài và chỉ được khống chế toàn toàn vào nửa sau Quý IV/2020. Trong thời gian này, thế giới tiếp tục các biện pháp giãn cách xã hội do sự tái phát của bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế tài chính quan trọng. Các hoạt động kinh tế trên thế giới chỉ dần trở lại bình thường bắt đầu vào cuối quý IV/2020.

 

Thị trường Bất động sản Tây Hồ năm 2020

Số lượng nguồn chung cư trên toàn thị trường

Năm 2019 có thể nói là năm đạt đỉnh của thị trường Bất động sản Tây Hồ khi đạt tỉ lệ giao dịch trên toàn bộ các dự án đạt 80%. Theo các báo cáo nghiên cứu, quý I/2020 nguồn cung sơ cấp chủ yếu là quận Tây Hồ, Hà Đông và Long Biên.

 

 

 Số lượng dự án bàn giao năm 2020-2021

Tính đến thời điểm hiện tại, ở thị trường Tây Hồ, số lượng dự án đang xây dựng và thi công để bàn giao vào năm 2021 không có nhiều. Có thể thấy 2 loại tiến độ xây dựng ở đây đó là dự án đã cất nóc, đang hoàn thiện và dự án được bàn giao trong năm nay như Starlake Tây Hồ Tây, Sunshine City, N03-T6, UDIC Westlake, Tây Hồ Residence với tổng số căn hộ bàn giao lên đến 3387 căn hộ. Điều đó cho thấy số lượng căn hộ bàn giao năm 2020-2021 sẽ bị giới hạn về số lượng và không nhiều so với toàn khu.

 

 

Các dự án mới triển khai

Loại tiến độ thứ hai là các dự án đang xây móng với số lượng khá ít. Một số dự án tiêu biểu như Sunshine Golden River (mới có giấy phép xây dựng, đang xây móng), Sunshine Sky Villas ( chưa xin được giấy phép, chưa xây móng)), Capitaland Hiền Đức ( đang xây móng), N01-T6-T7 ( đang xây móng) và dự án Sunshine Empire với Lotus Vimefulland đối diện Lotte với chừng hơn 5000 mỗi dự án, khả năng trong năm 2020 cũng chưa ra hàng.

Thị trường đất nền

Thị trường đất nền liền kề biệt thự tại Tây Hồ vẫn luôn trong tình trạng khan hiếm nguồn hàng. Trong phân khúc giai đoạn 2 của dự án phân lô là Starlake khu biệt thự giai đoạn 2 và khu S Nếu có thì trong phân khúc giai đoạn 2 của dự án phân lô là Starlake khu biệt thự giai đoạn 2 và khu Sunshine Wonder Villas khả năng sẽ bàn giao vào năm 2021( khoảng tầm gần 500 lô). Do vậy, có thể nói nguồn cung cho các dự án tại Tây Hồ là khá ít.Tuy nhiên, so với dự báo chung của nền kinh tế hậu Covid,  Việt Nam vẫn có những tác động tích cực và hưởng lợi. Đặc biệt là các khu công nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực đến Bất động sản tại khu vực Tây Hồ do tính chất nút nhấn về vị trí phong thủy và điểm giao kết nối các khu công nghiệp, sân bay…

 

Tác động của Covid đến kinh doanh và đầu tư bất động sản Tây Hồ

– Đối với các Chủ đầu tư và sàn giao dịch

Khả năng rất cao nhiều Chủ đầu tư tại Tây Hồ sẽ tính phương án không chào bán sản phẩm trong năm 2020 để chờ đợi cho năm 2021 mới bắt đầu bung nguồn hàng. Đặc biệt các dự án tại Tây Hồ thu hút khá nhiều các nhà đầu tư nước ngoài, do vậy yếu tố phục hồi kinh tế từ các nước có nguồn vốn đổ vào Việt Nam tác động lớn đối với các quyết định của chủ đầu tư như: Hongkong, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc (Các nước đang bị chịu ảnh hưởng khá nặng nề bởi dịch Covid 19)

Đối với các sàn giao dịch bất động sản thì nên tìm các phương án bởi thị trường nguồn cung sơ cấp tại Tây Hồ có thể nói cực kỳ khan hiếm.

– Đối với đầu tư các sản phẩm chung cư

Do các chung cư tại Tây Hồ thời gian tới cũng không có nhiều vị trí đẹp, Lotte và Samsung cũng như các đơn vị nước ngoài đều đang rục rịch xây dựng để 2022 đi vào hoạt động, dự kiến 2020 – 2023 các dự án bất động sản tại Tây Hồ vẫn sẽ không giảm giá, thậm chí sẽ tăng giá nhẹ. Ngoài ra, có khả năng năm nay hoặc năm sau Chính phủ sẽ nới zoom nước ngoài nhằm kích cầu đầu tư

– Đối với các sản phẩm đầu tư tích lũy – cho thuê ra dòng tiền

Trong năm 2020, dự án các đoàn Hàn, Nhật, Trung Quốc tầm tháng 6, tháng 7 mới bắt đầu quay lại Việt Nam ồ ạt, đặc biệt các tổ chức, công ty tìm kiếm cơ hội đầu tư nên khả năng 2020 sẽ là một năm khó khăn với các căn hộ cao cấp chủ yếu hướng tới đối tượng nước ngoài.  Tuy nhiên, giai đoạn 2021 – 2025 sẽ là giai đoạn bùng nổ cho thuê tại khu Tây Hồ ( tiện ích đi vào hoạt động). Trong năm 2021 và 2022 thì những dự án được bàn giao năm 2019, 2020 sẽ hoàn thiện toàn bộ về mặt tiện ích, có thể nói sẽ tang giá rất cao cả về giá thuê và giá bán ( lý do 2021 không có dự án bàn giao như đã nêu trên). Có thể kể đến như 6th Element, Starlake Tây Hồ Tây, Sunshine City( 2022).

– Đối với kinh doanh nhà mặt phố – shophouse

Dự kiến sẽ là một năm xuống giá đối với các nhà đầu tư loại hình này, tuy nhiên nếu nguồn vốn rộng thì cố gắng vượt qua giai đoạn 2020 này để sang 2021 nở rộ nhu cầu mở các mặt bằng thương mại tiện ích, giá bán và giá thuê sẽ tăng trở lại rất sớm.

Nhà đầu tư cần làm gì trong và hậu Covid

Các nhà đầu tư cần cân nhắc về việc đầu tư tại thị trường Tây Hồ dựa trên yếu tố thị trường Bất động sản Sen Vàng vừa phân tích kết hợp yếu tố điều kiện cá nhân.

 

Với những nhà đầu tư Bất động sản vững tiền, giữ lại tại sản tại Tây Hồ, chờ đợi Covid đi qua, nguồn cung bất động sản ít đi trong năm 2020, 2021 sẽ khiến cho sản phẩm bất động sản Tây Hồ nhanh chóng lấy lại giá trị. Với những nhà đầu tư bất động sản hiện đang khan hiếm tiền mặt, bị động bởi dòng tiền, xác định cần thoát hàng sớm cần giảm mức kỳ vọng để thu được dòng tiền về nhanh. Việc ký gửi và tích cực chào bán đến người tiêu dung mùa Covid cũng nên được tập trung nhiều hơn nhằm lấy được tiền mặt về.

 

Với những khách hàng đầu tư cho thuê chung cư, nhà mặt phố thương mại, văn phòng, nên chủ động và tích cực giảm mức kỳ vọng mùa Covid để giữ khách hàng, tiến hành thỏa thuận và thương lượng mức giá phù hợp mùa Covid mà vẫn không để ảnh hưởng giá trị thực tế tài sản của mình và vẫn không mất khách hàng, không có dòng tiền.