Phát triển kinh tế vùng ĐBSCL: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng

Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn nằm trong tâm điểm của sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Với tiềm năng địa lý và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, vùng này đã từng chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ trong suốt những năm qua. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững và toàn diện, việc thu hút đầu tư đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh đó, liên kết vùng trở thành một hướng đi đúng đắn, giúp kích thích sự phát triển kinh tế vượt ra khỏi giới hạn của từng địa phương.

Bài viết sau đây, Sen Vàng Group sẽ chia sẻ cho bạn đọc những thông tin liên quan đến thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển kinh tế vùng ĐBSCL: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng

Tìm hiểu chung về liên kết vùng và sự cần thiết của liên kết vùng 

Liên kết vùng là một khái niệm đang được chú trọng và được coi là một yếu tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế vùng ĐBSCL. Bằng cách tạo ra một hệ thống kết nối mạnh mẽ giữa các địa phương trong vùng, liên kết vùng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin, tài nguyên và kinh nghiệm, từ đó thúc đẩy sự phát triển chung.

Liên kết vùng là vấn đề rất quan trọng, đã được Đảng lãnh đạo trong các Văn kiện Đại hội VIII, X, XI và gần đây nhất là Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030. 

Liên kết vùng là liên kết  giữa các thành viên trong vùng với nhau và giữa các thành viên trong vùng với các thành viên khác ngoài vùng. Đó là, phân công, phối hợp với nhau để  khai thác  thế mạnh  chuyên môn,  tiềm năng, lợi thế của các thành viên; tạo ra mô hình tổ chức sản xuất mới, lực lượng mới  mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội ngày càng lớn đối với  từng địa phương, từng thành viên, từng doanh nghiệp sản xuất độc lập, cá thể. 

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, liên kết vùng  nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là một chủ trương không chỉ giúp tăng cường lợi thế cạnh tranh mà còn tạo điều kiện phát huy những tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và cả vùng trong phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng – an ninh, nâng cao đời sống nhân dân.

Đồng bằng sông Cửu Long

Liên kết vùng để ĐBSCL phát triển bền vững

Thách thức ĐBSCL đang gặp phải

Thách thức lớn nhất mà ĐBSCL đang phải đối mặt chính là liên kết vùng nhưng thiếu hạ tầng. Giữ vị thế quan trọng cả về an ninh, kinh tế và xã hội nhưng vùng đất “chín rồng” lại chưa tương xứng với lợi thế đó, gặp nhiều bất lợi do “điểm nghẽn” về hạ tầng kỹ thuật.

Nhiều dự án cao tốc dang dở ở ĐBSCL

Nhiều dự án cao tốc tại ĐBSCL còn dang dở

Phát biểu tại diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng-động lực phát triển kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Tạ Quang Vinh, Cục trưởng Cục Phát triển hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng, cho biết: Thời gian qua, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng nhìn chung vẫn yếu, thiếu tính liên kết…

Các dự án tại ĐBSCL chưa được đầu tư đồng bộ dẫn đến tính liên kết vùng chưa thực sự đáp ứng được những yêu cầu và mong muốn đề ra.  Kéo theo đó là chậm triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật thiếu cấp nước, xử lý nước thải, rác thải, thoát nước, ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển và gây hạn chế trong việc quản lý tài nguyên và môi trường.

Hiện tại, nguồn vốn đầu tư mà vùng ĐBSCL sử dụng cũng chưa mang lại kết quả như kỳ vọng ban đầu và không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển. Ngoài ra, chất lượng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật cũng còn hạn chế, không đảm bảo khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Hạ tầng giao thông đô thị trong ĐBSCL vẫn đang phát triển chậm so với các đô thị khác trên cả nước. Chỉ có khoảng 16-26% hạ tầng giao thông đáp ứng được quy chuẩn yêu cầu. Hệ thống giao thông đường thủy chưa được tận dụng và kết nối hợp lý với giao thông đường bộ trong đô thị, bất chấp tiềm năng sông, kênh đường thủy trong khu vực. Mạng lưới giao thông kết nối với các vùng khác trên cả nước còn yếu, đặc biệt là hệ thống đường quốc lộ và đường cao tốc. Mặc dù gần đây, Chính phủ đã triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc để kết nối vùng với TP.Hồ Chí Minh, nhưng vẫn còn nhiều đoạn tuyến bị trì hoãn và nhiều tuyến đường bộ nhỏ hẹp chất lượng kém. Tình trạng này đã làm tăng chi phí logistics và giảm sự cạnh tranh của hàng hóa trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Địa hình sông nước khó phát triển hạ tầng kỹ thuật

Địa hình sông nước khiến ĐBSCL khó phát triển hạ tầng kỹ thuật

Thứ hai, ĐBSCL đang đứng trước nguy cơ tổn hại do tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống và sản xuất của người dân như tăng nhiệt độ, mưa trái mùa , hiện tượng ngập lũ…

Khó khăn biến đổi khí hậu

Thách thức thứ bacuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và tự động hóa. Công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cách thức sản xuất và kinh doanh trên toàn cầu. Để vươn lên trở thành một vùng kinh tế phát triển, ĐBSCL phải đối mặt với sự cạnh tranh từ các khu vực khác trong việc thu hút đầu tư công nghệ và phát triển các ngành công nghiệp 4.0. Điều này đòi hỏi sự đổi mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại.

Và thực tiễn cho thấy, liên quan đến mô hình tổ chức sản xuất và liên kết chuỗi giá trị. Trước đây, vùng ĐBSCL đã phát triển với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, khép kín theo đơn vị hành chính. Tuy nhiên, để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng một cách bền vững, cần tiến hành xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo quy mô lớn, đa hình thức sở hữu. Điều này đòi hỏi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các tổ chức nghiên cứu và chính phủ để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và khuyến khích đầu tư vào vùng ĐBSCL.

Xem thêm: Thách thức phát triển ĐBSCL 

Giải pháp đưa ra – Liên kết vùng để ĐBSCL phát triển bền vững

Để bảo đảm tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đòi hỏi vùng ĐBSCL cần cơ cấu lại và đổi mới mô hình tổ chức sản xuất theo hướng tăng cường liên kết giữa các chủ thể sản xuất từ trong nội bộ vùng đến liên kết ngoài vùng.

Liên kết vùng là chìa khóa mở ra con đường sự phát triển nhanh và bền vững. Liên kết vùng tạo ra sức mạnh phát huy tiềm năng tối đa, giúp tiết kiệm nguồn lực đầu tư chung của xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.

Phát triển kinh tế vùng ĐBSCL: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng

Phát triển kinh tế vùng ĐBSCL: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng

Để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra, Nghị quyết 13-NQ/TW đã đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, đó là: tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng; phát triển nhanh và bền vững kinh tế vùng; phát triển văn hóa – xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh; tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Nhóm giải pháp về nhận thức: có vai trò thống nhận thức và hành động đếm từ bốn bên: Nhà nước – nhà khoa học – ngân hàng – nhà doanh nghiệp. Thống nhất hòa hợp giữa bốn nhà liên kết mang đến lợi ích liên kết sản xuất giá trị nông sản hàng hóa. Trong đó, chú trọng liên kết vùng trong các lĩnh vực thế mạnh của ĐBSCL như: nuôi trồng thủy sản, lúa gạo, cây ăn quả, du lịch sông nước, kinh tế biển đảo,…

Nhóm giải pháp tạo nhu cầu liên kết vùng: yêu cầu mỗi bên tham gia liên kết đều sở hữu một thế mạnh riêng tạo ra tối đa lợi ích hợp tác. Nhiều chủ thể sản xuất ở ĐBSCL có trình độ kỹ thuật thấp, quy mô sản xuất nhỏ, chưa thực sự có nhu cầu hợp tác, tổ chức độc lập quá trình sản xuất và tái sản xuất. Vì vậy, để thúc đẩy liên kết sản xuất, liên kết vùng cần tạo ra nhu cầu hợp tác dựa trên cơ sở phát triển năng lực sản xuất và xây dựng hình thức hợp tác sản xuất phù hợp.

Nhóm giải pháp về đánh giá tiềm năng, thế mạnh, lựa chọn đối tác, mô hình liên kết vùng. Nhóm giải pháp này nhằm xác định lĩnh vực, ngành nghề nào cần ưu tiên kết nối; lĩnh vực nào, ngành nghề nào vùng có khả năng tự thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để hoạch định, xác định kế hoạch cụ thể trong thực hiện liên kết, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu tập trung, trùng lặp, lãng phí nguồn lực.

Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ liên kết vùng. Thực hiện liên kết vùng nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng đạt được hiệu quả, cần phải điều chỉnh, bổ sung và thường xuyên hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho liên kết vùng phát triển. .

Chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025

Những năm qua, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã ký kết và triển khai nhiều chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với nhiều giải pháp được triển khai, đặc biệt trong sản xuất, chế biến nông, lâm sản, khai khoáng,…ĐBSCL đã gặt hái được nhiều chỉ số kinh tế cao.

Rau quả của tỉnh Đồng Tháp hiện được cung ứng tiêu thụ tại các siêu thị, chợ đầu mối và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống tại TP Hồ Chí Minh. TP cũng hỗ trợ các nhà vườn, Hội sinh vật cảnh Đồng Tháp tham gia trưng bày và bán hoa kiểng trong các dịp lễ hội hoa xuân tại TP Hồ Chí Minh.

Tỉnh Kiên Giang trong năm qua phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh – Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh giới thiệu, kết nối tiêu thụ 100 sản phẩm nông thủy sản Kiên Giang với các doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh; tỉnh Cà Mau tổ chức, tham gia 8 chương trình giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh và tỉnh Cà Mau…

Thêm vào đó, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã phối hợp với các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức 9 chương trình khảo sát du lịch. Đồng thời, hơn 500 doanh nghiệp du lịch – lữ hành của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ được tạo điều kiện kết nối với 13 đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển kinh tế vùng ĐBSCL: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng

Đẩy mạnh liên kết vùng:

Chính phủ đề ra mục tiêu phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế; trong đó, chú trọng phát huy thế mạnh của vùng về giao thông thủy nội địa. Đến năm 2030, đầu tư xây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc, khoảng 4.000 km đường quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ phối hợp đề xuất, triển khai các dự án đường sắt Đồng bằng sông Cửu Long – Cần Thơ, đường bộ ven biển Tp. Hồ Chí Minh – Đồng bằng sông Cửu Long, dự án mở rộng đường cao tốc Đồng bằng sông Cửu Long – Mỹ Thuận… Bên cạnh đó, đề xuất, triển khai dự án mở rộng Quốc lộ N1, kết nối TP Hồ Chí Minh – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang và tuyến đường N2 kết nối TP Hồ Chí Minh – Long An – Đồng Tháp – An Giang – Kiên Giang – Cà Mau. Đây là hệ thống giao thông thủy, bộ quan trọng theo trục dọc, kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với TP Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và cả nước.

Trong giai đoạn tiếp theo của Chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long, hai bên xác định 6 trọng tâm hợp tác gồm giao thông, du lịch, đầu tư – thương mại, thích ứng biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế.

Một số nhiệm vụ đề án đẩy mạnh liên kết vùng ĐBSCL của Chính Phủ

Một số nhiệm vụ đề án đẩy mạnh liên kết vùng ĐBSCL của Chính Phủ

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Phát triển kinh tế vùng ĐBSCL: Thu hút đầu tư thông qua liên kết vùng” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về hiệu quả đầu tư mà chủ trương thực hiện liên kết vùng đen lại cho vùng . Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/. 

Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản

Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Báo cáo nghiên cứu thị trường Thành phố Cần Thơ

Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản