Bản tin công trình xanh tháng 2/2021

Chương trình Bản tin Công trình xanh do Bất động sản Sen Vàng thực hiện là chương trình cập nhât những thông tin về Công trình xanh, Tài chính xanh, Nội thất xanh và Vật liệu xanh trên thị trường bất động sản Việt Nam. Và để bắt đầu chương trình, hãy cùng điểm lại những tin chính nổi bật trong tháng 2 vừa qua:  

1, Indonesia nỗ lực xây dựng “ngân hàng trung ương xanh”

Thống đốc Ngân hàng trung ương Indonesia – BI, Perry Warjiyo, cho biết BI đang nỗ lực cho việc trở thành “ngân hàng trung ương xanh”, trong đó các công cụ kinh tế và tài chính xanh sẽ là một phần trong các chính sách điều hành.

Ông Warjiyo cho rằng giới chức cần đưa ra các biện pháp hỗ trợ, bao gồm cả chính sách khuyến khích và không khuyến khích, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan để xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu, bao gồm bộ phân loại xanh, các dịch vụ xác minh, tổ chức cấp chứng chỉ xanh, và các dịch vụ xếp hạng xanh.

Trong khi đó, các ngân hàng và tập đoàn lớn trong lĩnh vực tài chính cần cùng nhau cắt giảm khối lượng phát thải carbon và giảm thiểu các rủi ro của biến đổi khí hậu

2, CapitaLand Investment thuộc top công ty hàng đầu trong Carbon Clean 200 năm 2022

Đây là năm thứ tư liên tiếp CapitaLand có tên trong bảng xếp hạng thường niên của tổ chức Corporate Knights và As You Sow.Bảng xếp hạng vinh danh các doanh nghiệp niêm yết toàn cầu đang dẫn đầu ngành về kiến tạo năng lượng sạch trong tương lai.

Kế hoạch tổng thể phát triển bền vững đến năm 2030 của CapitaLand ra mắt vào tháng 10-2020 bao gồm mục tiêu giảm lượng khí thải carbon được xác nhận bởi Sáng kiến ​​Mục tiêu dựa trên Khoa học. Tập đoàn đã và đang tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời đã lắp đặt các tấm pin mặt trời trên tầng thượng bảy tòa nhà ở Singapore tính đến 31-12-2021.

Và CapitaLand Liên tục được công nhận là công ty dẫn đầu về tính bền vững trên toàn cầu theo các chỉ số quốc tế

3, NS BlueScope sở hữu tôn “Nhãn xanh” đầu tiên tại Việt Nam

Năm 2022, ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam có ba thương hiệu được Hội đồng công trình xanh Singapore cấp chứng nhận Nhãn xanh, trong đó NS BlueScope Việt Nam là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất ngành thép mạ nhận được chứng nhận này.

Cụ thể đầu tháng 2 vừa qua, các dòng sản phẩm tôn cao cấp của doanh nghiệp ứng dụng trong phân khúc công nghiệp, dân dụng và dành riêng cho sandwich panel như: Tôn COLORBOND®, SUMO™ Antifading, COLORBOND® For Panel, SUMO™ For Panel và BlueScope Zacs® đã chinh phục thành công các quy định khắt khe và đạt được chứng nhận NHÃN XANH của Hội đồng công trình xanh Singapore.

 

4, Kiến nghị hoàn thiện khung pháp lý tài chính xanh và chuyển đổi số ngành Ngân hàng

Đây là hai trong số các đề xuất quan trọng của Nhóm công tác Ngân hàng Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tại VBF lần thứ 24 vừa diễn ra hôm 21/2/2022.

Nhóm Công tác đề xuất một số kiến nghị để tăng cường vai trò của hệ thống ngân hàng trong việc thúc đẩy tăng trưởng tài chính xanh, kết hợp với việc hỗ trợ chuỗi cung ứng bền vững trong bối cảnh COVID .

Thứ nhất, Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần sớm hoàn thiện khung chính sách tài chính nhằm phát triển thị trường vốn xanh và các sản phẩm tài chính xanh, thu hút vốn đầu tư cho phát triển xanh. NHNN cũng cần sớm ban hành các văn bản, quy định về tín dụng xanh theo hướng cụ thể và tăng cường các yếu tố tạo động lực cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng khi cung cấp tín dụng xanh.

Thứ hai, đề nghị cho phép phát triển các giải pháp tài trợ thương mại bền vững mới của ngân hàng nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai, ứng dụng các phương thức hoạt động bền vững hơn trong toàn bộ hệ sinh thái của họ cũng như xây dựng chuỗi cung ứng hiệu quả hơn, khuyến khích khách hàng cải thiện tính minh bạch trong công bố thông tin, báo cáo và cách sử dụng các nguồn tài nguyên, đồng thời đáp ứng các mục tiêu về Môi trường, Xã hội và Quản trị “ESG”. Thông qua các giải pháp như Tài trợ chuỗi cung ứng bền vững cho nhà cung cấp (SCF-Suppy Chain Finance), các ngân hàng có thể tiếp cận đa dạng các đối tượng trong chuỗi cung ứng phức tạp, hướng tới mục tiêu kép trong việc hỗ trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, rủi ro đứt gãy chuỗi cung ứng, đồng thời khuyến khích phát triển và áp dụng tiêu chuẩn bền vững trong hoạt động kinh doanh, tăng trưởng trong dài hạn.

  1. 1.000 doanh nghiệp nông sản được đào tạo miễn phí tiếp cận nguồn tài chính xanh

co-Fair là dự án hỗ trợ đào tạo miễn phí nhằm nâng cao năng lực cho 1.000 doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản tại Việt Nam trong tiếp cận các nguồn tài chính xanh.

Dự án xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam (Eco-Fair) được tài trợ bởi Liên minh châu Âu và do các đối tác VIRI, CCS, VNCPC (Việt Nam) và Funzi (Phần Lan) thực hiện sẽ hỗ trợ, đào tạo miễn phí cho 1.000 doanh nghiệp đang sản xuất và chế biến nông sản tại Việt Nam.

Theo đó, các doanh nghiệp này có thể đăng ký các khóa học trực tuyến trên nền tảng di động, có thể học mọi lúc mọi nơi.

Trong khóa học này, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp mới khởi nghiệp sẽ được hướng dẫn các bước hình thành một dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp bền vững cũng như lợi ích mà nó mang lại; làm quen với cách thức lập dự toán vốn đầu tư và các nguồn huy động vốn, những lưu ý khi lập hồ vay vốn, hỗ trợ để tiếp cận các nguồn tài chính xanh.

Cũng theo ban tổ chức, doanh nghiệp tham gia dự án sẽ được cấp giấy chứng nhận kèm chữ ký của các đối tác dự án, đặc biệt là từ Tổ chức SWITCH-Asia thuộc Liên minh châu Âu. Bên cạnh đó, 100 doanh nghiệp hoàn thành sớm khóa học sẽ tiếp tục được các chuyên gia hỗ trợ tư vấn và phân tích tài chính.

Ban tổ chức dự án cũng lựa chọn 20 doanh nghiệp để hướng dẫn chuyên sâu, nhằm chuẩn bị cho quá trình xin hỗ trợ vay vốn đầu tư cho dự án, có sự đồng hành, tư vấn trực tiếp từ các chuyên gia.

6, Tài chính xanh – xu thế phát triển kinh tế toàn cầu và Việt Nam năm 2022

Ngày 18/2, Bộ Ngoại giao phối hợp với Ngân hàng Standard Chartered tổ chức Tọa đàm Triển vọng Kinh tế năm 2022 và chính sách tài chính xanh.

Tọa đàm nhằm trao đổi, thảo luận về tương lai kinh tế toàn cầu và Việt Nam năm 2022, cũng như các vấn đề phát triển tài chính xanh.

Tại Phiên thảo luận về chủ đề Tài chính xanh và kiến nghị chính sách với Việt Nam, các chuyên gia kinh tế và đại diện doanh nghiệp, quốc tế chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất xung quanh phát triển tài chính xanh ở Việt Nam.

Các chuyên gia nhận định định tài chính xanh sẽ là xu thế được đẩy mạnh trong thời gian tới. Để đạt được những mục tiêu trong lĩnh vực này, Việt Nam cần xem xét hoàn thiện các cơ chế, chính sách và quy trình có liên quan; tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc tế, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm và giúp tăng cường nguồn lực, nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng xanh; cũng như phát triển thị trường tài chính xanh.

Tại tọa đàm, các đại biểu chia sẻ đối tác và doanh nghiệp đánh giá cao chủ trương, chính sách của Việt Nam về tăng trưởng xanh và giảm phát thải, khẳng định sẽ tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam triển khai hiệu quả các chính sách tài chính xanh trong thời gian tới.

Ông Ben Hung, Tổng Giám đốc, khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered, chia sẻ: “Kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phục hồi và chúng ta đang sống chung với dịch COVID-19. Trong một cuộc khảo sát do Standard Chartered thực hiện gần đây, các khách hàng đều cho rằng Việt Nam có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút đầu tư. Việt Nam đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và chuỗi cung ứng toàn cầu. Là một ngân hàng quốc tế hàng đầu, chúng tôi luôn nỗ lực hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng trường bền vững của Việt Nam trong năm 2022 và các năm tới”. 

 

7, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh: Chính phủ Việt Nam theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm

Sáng 25/2, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Hội nghị quốc tế: Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Vấn đề đặt ra đối với Chính phủ Việt Nam sau đại dịch COVID-19 không phải chỉ là phục hồi mà là phục hồi như thế nào. Chính phủ Việt Nam đã quyết liệt triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử và đến nay đã tiêm gần 200 triệu liệu vaccine phòng COVID-19. Từ tháng 10/2021, Việt Nam đã chuyển trạng thái sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Với cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP 26, Chính phủ Việt Nam đã có câu trả lời rõ ràng: đó là sự theo đuổi tiến trình phục hồi xanh và bao trùm”.

Theo đó, Việt Nam tích cực tham gia vào các xu thế lớn của thế giới như xu thế mở cửa; xu thế phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội; xu thế chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; ban hành Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế-xã hội; xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, điển hình là Chiến lược tăng trưởng xanh 2021 – 2030, nhằm góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2021 – 2030, trong đó có những định hướng lớn về phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nỗ lực hiện thực hóa các cam kết mạnh mẽ về ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị COP 26 vừa qua.

Kết: Thông tin vừa rồi đã kết thúc Chương trình Bản tin Công trình xanh tháng 2/2022. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Hãy Like và Đăng ký để có thể cập nhật những thông tin mới nhất từ chúng tôi. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị trong các chương trình tiếp theo. Chúc quý vị có một tuần làm việc tốt lành!!!