Thống kê những chỉ số thấp nhất của các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ so với cả nước

Vùng Đông Nam Bộ, với sự đa dạng về địa lý, môi trường, và dân cư đa dạng, luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả nước. Từ bãi biển xanh ngắt, các đô thị phồn thịnh, đến những vùng nông thôn mộc mạc, vùng Đông Nam Bộ thể hiện sự phong phú và đa chiều của Việt Nam. 

Tuy nhiên, đằng sau vẻ đẹp và tiềm năng kinh tế, vùng này cũng đối diện với một số thách thức đáng kể. Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ đi sâu vào thống kê và phân tích những chỉ số thấp nhất của các tỉnh, thành phố trong Đông Nam Bộ so với trung bình cả nước.

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển của vùng Đông Nam Bộ

Thống kê Kinh Tế

PCI (Chỉ số cạnh tranh)

Nguồn: Senvangdata.com

Chỉ số PCI hay chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh được dùng để đánh giá và xếp hạng các chính quyền cấp tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành trong kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh. 

Bức tranh PCI năm 2022 của Đông Nam Bộ được đánh giá là không mấy lạc quan khi chỉ có 1 tỉnh nằm trong top 5 bảng xếp hạng, còn các tỉnh khác đều không lọt nổi vào top 25. 

TP HCM – trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước lại có kết quả tụt xuống top 27 bảng xếp hạng PCI 2022 với 65,86 điểm và xếp sau Bà Rịa – Vũng Tàu trong khu vực Đông Nam Bộ. Xét về khách quan, hạ tầng giao thông đô thị của TPHCM đang bị quá tải, là nguyên nhân lớn khiến môi trường đầu tư bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, thời gian qua, các đơn vị có sự chuyển động trong thực hiện cải cách hành chính nhưng có thể chưa đạt hiệu quả cao, chưa nhận được sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. 

Các tỉnh như Bình Dương và Tây Ninh chứng kiến sự tụt hạng chóng mặt trong bảng xếp hạng PCI 3 năm vừa qua. 

Cơ sở hạ tầng

Tại Hội thảo quốc gia “Động lực phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ: Tiềm năng và thách thức”, GS.TS Sử Đình Thành – Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế TP.HCM – cho biết, mặc dù chỉ chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số, nhưng vùng Đông Nam Bộ (gồm TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh) lại góp phần rất lớn cho sự phát triển đất nước. Vùng đóng góp hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 45% tổng thu ngân sách nhà nước (2021).

Tuy nhiên, vùng này đang đối diện với hạ tầng giao thông chưa được phát triển đồng bộ, khiến chi phí vận chuyển và lưu thông hàng hóa cao, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Theo quy hoạch, đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ có 970km cao tốc, nhưng hiện tại mới chỉ đưa vào khai thác thực tế chỉ hơn 10% so với quy hoạch, do thiếu hụt nguồn vốn đầu tư công và khó khăn giải phóng mặt bằng.

Hạ tầng giao thông yếu kém

Theo thống kê, vùng Đông Nam Bộ có khoảng 14.800 doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, chiếm 49,2% tổng số doanh nghiệp logistics cả nước. Số lượng doanh nghiệp tập trung chủ yếu tại TP.HCM với 11.027 doanh nghiệp, tỉnh Bình Dương là 1.655 doanh nghiệp và Đồng Nai có 1.223 doanh nghiệp. Tuy nhiên, “điểm nghẽn” của logistics vùng Đông Nam Bộ là cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, thiếu kết nối.

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Thống kê xã hội

Tỷ lệ thất nghiệp

Trong quý 2/2023, vùng Đông Nam Bộ có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động cao nhất cả nước, là 2,64%.

TP HCM có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý này là 3,71%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với quý trước.

GSO tổng hợp báo cáo nhanh từ các địa phương cho biết, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước trong quý 2 là khoảng 241,5 nghìn người, giảm 52,5 nghìn người so với quý trước. 

Các địa phương có số lao động bị nghỉ giãn việc nhiều tập trung Vùng Đông Nam Bộ chủ yếu ở Bình Dương (9,8 nghìn người), Bình Phước (17,0 nghìn người)

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Chất lượng nguồn nhân lực thấp

Vùng này có nguồn nhân lực hơn 217.000 người, trong khi cả nước có hơn 466.000. Như vậy vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 46,6% tổng nguồn nhân lực cả nước. Trong đó, phần lớn nguồn nhân lực tập trung tại TP.HCM, chiếm 78% khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, con số này không nói lên được chất lượng nguồn nhân lực lĩnh vực logistics. Theo khảo sát, hầu hết nguồn nhân lực đang làm việc trong lĩnh vực logistics chưa được đào tạo một cách chính quy, hầu hết là thông qua kinh nghiệm.

Chỉ số giáo dục

Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ toàn vùng đứng thứ ba trong sáu vùng kinh tế – xã hội. Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đứng thứ năm trong sáu vùng kinh tế – xã hội.

Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thống kê những chỉ số thấp nhất của các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ so với cả nước” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về các hạng mục và chỉ số thấp nhất của Vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com.

 

Xem thêm: Thống kê các cái Nhất về Kinh tế – xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản

Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng 

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương

Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản