Chào mừng quý vị đã quay trở lại với Chương trình “Bản tin Tây Hồ”. Đây là chương trình cập nhật thông tin Bất Động Sản tại thị trường Tây Hồ, được phát sóng định kỳ hàng tháng.
I, Điểm tin kinh tế – xã hội Tây Hồ
-
Phường Nhật Tân ra quân lập lại trật tự sau phản ánh muốn ngồi ghế đá phải trả tiền nước
Chiều 19/4, lãnh đạo phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết sẽ ra quân dẹp tình trạng nhiều hộ kinh doanh ở ven Hồ Tây lấy ghế công cộng làm nơi bán hàng.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Hữu Tiến, Chủ tịch UBND phường Nhật Tân cho biết, sau khi nhận được phản ánh về tình trạng nhiều hộ kinh doanh ở ven Hồ Tây lấy ghế công cộng làm nơi bán hàng, cụ thể là các hộ kinh doanh trên phố Nhật Chiêu, chính quyền đã cho lực lượng đi nhắc nhở người dân hoạt động kinh doanh đúng trong khu vực của mình.
Tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh quanh khu vực Hồ Tây đã không còn xa lạ và lặp đi lặp lại trong thời gian dài. Dù thành phố Hà Nội cũng như các đơn vị chức năng từ quận đến phường đã đưa ra nhiều biện pháp xử lý nhưng ý thức của một số bộ phận người dân cũng khiến hiệu quả của “cuộc chiến giành lại vỉa hè” chỉ mang tính thời điểm./.
-
Quận Tây Hồ xử lý ”điểm đen” rác thải tồn tại nhiều năm, lắp camera giám sát tránh tái diễn.
Để bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị trong khu vực, ngăn chặn tình trạng tái vi phạm, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng giao UBND hai phường Tứ Liên, Yên Phụ chỉ đạo công an và lực lượng chức năng thuộc phường phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thực hiện việc đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không vứt rác ra khu vực cuối ngõ 76 An Dương và các khu vực không phải điểm thu gom rác trên địa bàn quản lý.
Đồng thời, có kế hoạch tổ chức ký cam kết với các hộ xung quanh khu vực ngõ 76 An Dương.
Sau khi khu vực này được dọn sạch, Đoàn Thanh niên quận Tây Hồ sẽ tiến hành lắp đặt camera giám sát có gắn loa nhắc nhở người dân không vi phạm; Hội Liên hiệp phụ nữ quận hướng dẫn hội liên hiệp phụ nữ hai phường Tứ Liên, Yên Phụ tăng cường công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn, đặc biệt tại khu vực cuối ngõ 76 An Dương.
-
Giải chạy bán marathon Tây Hồ có cung đường thi đấu đẹp bậc nhất Hà Nội
Sau 2 lần bị hoãn do ảnh hưởng của dịch bệnh, giải chạy bán marathon Tây Hồ đã diễn ra vào ngày 17.4 tại Hà Nội.
Giải bán marathon Tây Hồ (Tay Ho Half Marathon 2021 – Powered by BIM Group – The Legend Race) có các cự ly 3km, 6km, 15km và 21km. Trong đó, cự ly 21 km có sự đột phá mạnh mẽ về số lượng VĐV khi đã có hơn 1.000 người đăng ký. Đây là cung đường chạy dài nhất giải và không có vòng lặp.
Cung đường chạy 21 km (bán marathon) sẽ xuất phát tại Vườn hoa Lạc Long Quân, chạy theo hướng Vệ Hồ, Vũ Tuấn Chiêu, nối sang các đường mang tên Lạc Long Quân, Âu Cơ, Xuân Diệu, Tô Ngọc Vân, Sen Hồ Tây, Nhật Chiêu, về lại Vệ Hồ và chạy đủ 1 vòng hồ theo hướng Vệ Hồ, Trích Sài, đường Nguyễn Đình Thi, Thanh Niên, Yên Hoa, Từ Hoa, Quảng An, Quảng Khánh, Quảng Bá, Nhật Chiêu, Vệ Hồ và kết thúc tại vườn hoa Lạc Long Quân.
-
Quận Tây Hồ từng bước xây dựng, phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa
Ngày 6-4, Quận ủy Tây Hồ tổ chức Hội nghị lần thứ mười, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tây Hồ khóa VI, nhiệm kỳ 2020-2025, nhằm xem xét, thảo luận về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II-2022 và một số nội dung khác.
Báo cáo kết quả tại hội nghị cho thấy, quý I-2022, kinh tế – xã hội của quận tiếp tục được duy trì, phát triển tốt, một số chỉ tiêu kinh tế vượt cao so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn quận đạt 2.339,558 tỷ đồng, đạt 91,52% dự toán năm; giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 188,494 tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu thương mại, dịch vụ du lịch đạt 15.829,7 tỷ đồng, tăng 5,2%. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch Covid-19 được triển khai quyết liệt, kịp thời, góp phần kiểm soát dịch bệnh.
Đánh giá cao kết quả quận Tây Hồ đạt được trên nhiều mặt lĩnh vực kinh tế – xã hội quý I-2022, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị, trong quý II-2022 và thời gian tiếp theo, quận nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố đề ra; phấn đấu hoàn thành đa mục tiêu, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phục hồi nhanh và phát triển bền vững kinh tế, bảo đảm an ninh – quốc phòng.
-
Tổ chức hàng loạt không gian đi bộ tại Hà Nội: Cân nhắc tính hiệu quả
Thời gian gần đây, người dân Thủ đô dồn dập đón nhận thông tin hàng loạt các không gian đi bộ tại các quận, thị xã trên địa bàn Hà Nội sắp đi vào hoạt động.
Vui mừng vì thành phố có thêm các không gian vui chơi, giải trí cho người dân nhưng nhiều người cũng băn khoăn về tính hiệu quả khi Hà Nội tổ chức nhiều không gian đi bộ. Bởi thực tế, đã có không gian đi bộ sau thời gian đi vào hoạt động bộc lộ không ít bất cập, không thể hấp dẫn du khách và phải hoạt động gián đoạn.
Điển hình như phố đi bộ Trịnh Công Sơn, chỉ 2 năm đưa vào hoạt động, không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn bị “hụt hơi,” các hoạt động văn hóa nghệ thuật thiếu vắng hơn, các kiốt thưa dần, khách đến chơi cũng ít hơn. Theo kiến trúc sư Trần Huy Ánh, việc tạo ra điểm vui chơi, giải trí cho người dân và du khách, đồng thời tạo điều kiện cho bà con địa phương là điều cần thiết. Tuy nhiên, mỗi địa phương có một đặc thù khác nhau, từ kinh tế, xã hội, đến địa hình tự nhiên, khả năng quản lý. Đó chính là một thách thức.
II, Điểm tin quy hoạch – bất động sản
-
Dự án đường số 3 vào KĐT mới Tây Hồ Tây “bất động”, cuộc sống người dân bị “treo dở dang”
Theo hồ sơ của Dân Việt, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường số 3 vào Trung tâm Khu đô thị mới Tây Hồ Tây được phê duyệt từ năm 2004 và đã được điều chỉnh nhiều lần. Chủ đầu tư là Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Hà Nội. Đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư CCIC Hà Nội.
Dự án được xây dựng trên địa bàn huyện Từ Liêm (cũ) với diện tích 30.726,89m2, chiều dài hơn 780m, mặt cắt ngang 40m. Điểm đầu tuyến giao với đường Phạm Văn Đồng, điểm cuối tuyến giao với đường 40m thuộc trung tâm khu đô thị mới Tây Hồ Tây.
Tống vốn đầu tư hơn 127 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách Thành phố. Theo kế hoạch, thời gian thực hiện dự án từ năm 2011 – 2013. Tuy nhiên, dự án đã phải nhiều lần gia hạn và điều chỉnh.
Năm 2010, địa phương này đã thành lập tổ công tác GPMB xây dựng tuyến đường vào trung tâm KĐTM Tây Hồ Tây tại 2 xã Cổ Nhuế và Xuân Đỉnh. Tuy nhiên, sau nhiều năm, tuyến đường vẫn dang dở, chưa thực hiện xong công tác giải phóng mặt bằng khiến cuộc sống của nhiều người dân bị “treo dang đở”.
-
Heritage West Lake ra hàng sau một thời gian dài vắng bóng
Tọa lạc tại mặt đường Lạc Long Quân, Heritage West Lake với số lượng 173 căn hộ giới hạn là dự án hiếm hoi được phát triển trên một trong những quỹ đất cuối cùng của quận Tây Hồ.
Từ lâu, Tây Hồ vốn là sự “bảo chứng” của giá bất động sản gia tăng theo từng năm nhờ hội tụ những điều kiện sáng giá như: Mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng phát triển đồng bộ, là mảnh đất di sản có giá trị cao về văn hóa và lịch sử…
Thông tin tổng quan: Diện tích đất của dự án là 8.970 m2, 25 tầng (không bao gồm 01 tầng kỹ thuật), 4 tầng hầm, tầng hầm cho bãi đậu xe: 26.646 m2
* Diện tích Căn hộ 2PN: 94m2, Căn hộ 3PN: 145m2, Căn hộ 4PN: 181m2.
* Điểm nổi bật và khác biệt so với các dự án khác: 100% căn hộ có thang máy riêng, 100% căn hộ có từ 2 – 3 mặt thoáng, 100% căn hộ view Hồ Tây, 100% căn hộ được đảm bảo chỗ để xe lớn hơn 1.
-
Hình ảnh mới nhất về Samsung R&D Starlake Hà Nội
Dự án thực hiện tại lô đất ký hiệu B1-CC3, khu trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Với diện tích dự kiến là 11.600m2, dự án sẽ được xây dựng với quy mô 19 tầng, bao gồm 16 tầng nổi, 3 tầng hầm, có sức chứa khoảng 3.000 người, bắt đầu khởi công vào đầu năm 2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2022, định hướng trở thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển tầm cỡ thế giới.
Hình ảnh mới nhất về dự án Samsung R&D Starlake Hà Nội, Kính đã bắt đầu ốp lên các tầng trên, tòa samsung đang dần thành hình, trong thời gian tới, ngành R&D có lẽ sẽ trở thành xu hướng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
-
Cập nhật tiến độ xây dựng tổ hợp Lotte Mall Hanoi 13,000 tỷ của Lotte Group bên Hồ Tây.
Hiện dự án đang xây dựng tới tầng 16 (chiều cao tổng thể 2 tháp văn phòng hạng A cao 21 tầng; và 2 tháp căn hộ dịch vụ và khách sạn 5 sao cao 23 tầng).
Tổng thể dự án Lotte Mall Hanoi phát triển trên diện tích 7.3 hecta. Khi hoàn thành sẽ bao gồm: trung tâm mua sắm rộng 106000 m2; văn phòng hạng A rộng 61000 m2; khách sạn 5 sao rộng 34000 m2; căn hộ dịch vụ rộng 29000 m2, Tổng vốn đầu tư: 600 triệu USD
Dự án sau khi hoàn thành hứa hẹn sẽ là nơi mang lại cho khách hàng nhiều tiện ích.