Để ngành du lịch vùng ĐBSH cất cánh

Trong những năm gần đây, ngành du lịch vùng ĐBSH (Đồng bằng sông Hồng) đã trải qua một cuộc biến đổi đầy hứa hẹn, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển và cất cánh. Với những tài nguyên thiên nhiên tươi đẹp, di sản văn hóa phong phú và sự đổi mới trong quản lý và tiếp thị, vùng ĐBSH đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của các chính quyền địa phương, doanh nghiệp du lịch và cộng đồng đã tạo ra sự biến đổi đầy kì vọng, đưa ngành du lịch vùng ĐBSH tới những bước phát triển vượt bậc. Hãy cùng Sen Vàng Group trong bài viết dưới đây tìm hiểu thông tin tổng quan về ngành du lịch đày triển vọng vùng Đồng bằng sông Hồng!

Du lịch vùng ĐBSH

Xem thêm: Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng

Thực trạng ngành du lịch hiện tại trong Vùng Đồng bằng sông Hồng

Thực trạng ngành du lịch hiện tại trong Vùng Đồng bằng sông Hồng

Nguồn: Senvangdata.com

Hà Nội đứng đầu với 18.70 triệu lượt khách và doanh thu lên đến 60,000 tỷ đồng. Thủ đô là trung tâm văn hóa, lịch sử và kinh tế của vùng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Những điểm tham quan như Hồ Hoàn Kiếm, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, và khu phố cổ đều góp phần tạo nên sức hấp dẫn du lịch đặc biệt của Hà Nội.

Quảng Ninh là điểm đến hấp dẫn với 11.60 triệu lượt khách và doanh thu 25,172 tỷ đồng. Thành phố Hạ Long nổi tiếng với vịnh Hạ Long là một trong những khu du lịch biển đẹp nhất thế giới. Những cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, hang động, và bãi biển dài trải hấp dẫn hàng triệu du khách đến tham quan và nghỉ ngơi.

Ninh Bình đứng vị trí thứ 5 vùng Đồng bằng sông Hồng trong hơn hai tháng đầu năm 2023, đã đón hơn 2,3 triệu lượt khách, trong đó có hơn 90 nghìn khách quốc tế; doanh thu ước đạt hơn 1.814 tỷ đồng, tăng 6,87 lần so với cùng kỳ năm 2022. 

Các tỉnh nhỏ hơn như Nam Định, Bắc Ninh, và Hải Dương có số liệu du lịch thấp hơn, thể hiện cần phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch để thu hút khách du lịch. Các điểm tham quan lịch sử, di tích văn hóa và làng nghề truyền thống có thể trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Thái Bình là tỉnh có số liệu du lịch thấp nhất, chỉ 0.71 triệu lượt khách và doanh thu 3 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu cần đẩy mạnh quảng bá và phát triển du lịch trong khu vực này. Các điểm tham quan tự nhiên như vùng đồng lúa, vùng biển, và các khu di tích lịch sử có tiềm năng để thúc đẩy du lịch tại đây.

Tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành du lịch trong khu vực

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

So với các vùng khác trên cả nước, Vùng du lịch đồng bằng sông Hồng đã có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối phát triển.

Hệ thống đường giao thông tương đối tốt với các trục đường chính từ thủ đô Hà Nội tỏa đi khắp nơi trong vùng. Từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc có các QL 1,2,3; lên Tây Bắc có Quốc lộ 6; ra biển có Quốc lộ 5, vào các tỉnh phía Nam có Quốc lộ 1. Các trục đường sắt chính cũng hầu như chạy song song với các trục đường bộ, bảo đảm khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn. Tất cả các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia đều có thể đi lại bằng các phương tiện giao thông khác nhau.

Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiện liên vận đường sắt, đường thủy, đường hàng không, bảo đảm cho khách du lịch có thể đi một đường về bằng một đường khác.

Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được xây dựng hiện đại, quy mô, có thể vận chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm. 

Du lịch Vùng ĐBSH

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Cảng Hải Phòng là cảng lớn thứ hai trong cả nước, sau cảng Sài Gòn, dư sức tiếp nhận và tiễn đưa hàng chục ngàn khách du lịch vận chuyển bằng đường biển. Cửa khẩu Móng Cái nằm trên tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt lẫn đường bộ nối liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Du lịch Vùng ĐBSH

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn như nhiệt điện Phả Lại, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình,… Những năm gần đây sản lượng điện được tăng lên không ngừng và chất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới điện rộng khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vu cho các ngành và các địa phương trong vùng, trong đó có hoạt động du lịch

Vùng đồng bằng sông Hồng có điều kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du lịch, trên cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặt và mạch nước ngầm.

Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng vận chuyển và giao thông

Du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng: Liên kết để mạnh hơn

Đồng bằng sông Hồng có nhiều lợi thế cạnh tranh về du lịch với sự đa dạng về tài nguyên, văn hóa trải rộng trên hầu hết 11 tỉnh thành. Toàn vùng có trên 23 nghìn di tích lịch sử văn hóa trong đó có 49 di tích quốc gia đặc biệt, 3 di sản văn hóa thế giới và hàng trăm lễ hội truyền thống.

Về hạ tầng, hệ thống giao thông trong Vùng đồng bộ, kết nối rất thuận tiện giữa thị trường khách, điểm trung chuyển và điểm đến du lịch. “Đây là những những lợi thế rất lớn so với các vùng khác”, ông Tài nhấn mạnh – Nguyễn Văn Tài, CEO VietSense Travel

Du lịch Vùng ĐBSH

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Cùng với đó, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch cho rằng, thời gian tới, các cấp, các ngành cần hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách để điều phối liên kết vùng hiệu quả. Đồng thời, đổi mới mô hình tăng trưởng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, ứng phó biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường kinh doanh du lịch. Mặt khác, cần đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; phát triển hạ tầng y tế, văn hóa, thể thao, công nghệ thông tin đồng thời với phát triển đội ngũ nhân lực; đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch vùng.

Để phát huy hiệu quả liên kết vùng, hoạt động liên kết du lịch trong phải có sự đồng thuận cao giữa các địa phương, có kế hoạch trung hạn, dài hạn trên cơ sở phát triển kinh tế – xã hội của từng địa phương và toàn vùng. Cần có hoạt động thường niên để tổng kết hoạt động liên kết du lịch trong vùng, kịp thời điều chỉnh một số tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình khai thác điểm đến ở các địa phương khác nhau.

 Xây dựng các khu du lịch, khu vui chơi và giải trí chất lượng

Tăng sức hút các nhà đầu tư vào du lịch:

Trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định rõ: Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, bền vững, hội nhập quốc tế và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.

Du lịch Vùng ĐBSH

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Với định hướng này, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch – ông Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh, các tỉnh trong vùng cần gắn kết, liên kết chặt chẽ hơn để bổ trợ nhau cùng phát triển du lịch. “Địa hình của vùng đã rất thuận lợi cho liên kết, nhất là mạng lưới giao thông đường bộ đã có bước phát triển mạnh mẽ… Hạ tầng đi trước một bước chính là cơ hội cho du lịch phát triển”- ông Tuấn đánh giá

Xem thêm: Khám phá tiềm năng bất động sản du lịch trong đồng bằng sông Hồng

Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại ĐBSH

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Xem thêm: Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Nền Kinh Tế Đang Mở Ra Những Cơ Hội Vô Hạn

 

  Trên đây là những thông tin tổng quan về “Để du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng cất cánhdo Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản thấy được vẻ đẹp và tiềm năng phát triển bất động sản du lịch Vùng Đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về vùng Đồng bằng Sông Hồng, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web https://senvangdata.com.vn/.  

 

Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

R&D bất động sản: Điều cần biết để tối ưu hóa danh mục đầu tư

Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng ĐBSH

Báo cáo nghiên cứu thị trường tỉnh Vĩnh Phúc

Xem thêm các video phân tích của chuyên gia Nguyễn Thị Bích Ngọc về phát triển dự án tại: Kênh đầu tư Sen Vàng

Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản