Bất động sản luôn là một trong những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn và hấp dẫn đối với nhà đầu tư và các chuyên gia kinh tế. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang trải qua những biến đổi mạnh mẽ, việc tìm kiếm các địa điểm có tiềm năng phát triển BĐS là một nhiệm vụ quan trọng.
Trong bài viết này, hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu tiềm năng tỉnh Bình Phước – một vùng đất đang bắt đầu thu hút sự chú ý của giới đầu tư và nhà phát triển BĐS. Với vị trí địa lý chiến lược, tiềm năng kinh tế và một loạt các yếu tố khác, Bình Phước đang bắt đầu khám phá tiềm năng của mình trong lĩnh vực này.
Giới thiệu về Bình Phước
Tỉnh Bình Phước, nằm ở phía Nam Việt Nam, là một trong những đơn vị hành chính nổi bật của cả nước với nhiều tiềm năng và đặc điểm độc đáo
Vị trí địa lý và biên giới: Bình Phước nằm ở vùng Đông Nam của Việt Nam và tiếp giáp với nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Lâm Đồng, Đăk Nông, Tây Ninh và cả biên giới với Vương Quốc Campuchia. Vị trí địa lý chiến lược của tỉnh này là điểm mạnh quan trọng, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110km và nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tổng quan về kinh tế và xã hội: Bình Phước nổi tiếng với tài nguyên thiên nhiên vượt trội, bao gồm rừng già phong phú, đất đỏ màu mỡ, và tiềm năng lớn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp. Tỉnh này đang trải qua sự phát triển nhanh chóng với sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp, cảng biển, và các dự án hạ tầng quan trọng.
Tiềm năng Bất động sản: Bình Phước đang nổi lên như một điểm đến hứa hẹn trong lĩnh vực Bất động sản. Với sự phát triển kinh tế và các dự án hạ tầng, tỉnh này đang thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư và nhà phát triển BĐS. Tiềm năng phát triển BĐS tại Bình Phước đang dần trở nên rõ ràng và thúc đẩy sự phát triển bền vững của vùng này.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Tiềm năng về tự nhiên
Gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Tọa lạc ở phía Nam Việt Nam, Bình Phước có lợi thế gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, cách khoảng 120 km. Sự kết nối này tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế và di chuyển nhanh chóng của người và hàng hóa.
Là trung tâm giao thương với Campuchia và các vùng lân cận: Bình Phước nằm ở vị trí trung tâm giao thương với Vương Quốc Campuchia và các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Lâm Đồng, Đăk Nông, và Tây Ninh. Sự gắn kết vùng này với các khu vực kinh tế khác làm cho tỉnh trở thành một trung tâm quan trọng cho hoạt động thương mại và logistics.
Hiện nay, tỉnh Bình Phước đang quản lý 4 cửa khẩu (Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, Cửa khẩu chính Hoàng Diệu, Lộc Thịnh, Cửa khẩu phụ Tân Tiến) và 1 lối mở. Là địa bàn trung chuyển giữa Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, nên Bình Phước có địa hình rất đa dạng, gồm cả địa hình cao nguyên, đồi núi và đồng bằng
Đất đai: Tỉnh Bình Phước có diện tích lớn nhất miền Nam, với tổng diện tích 687.355 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 616.307 ha và đất phi nông nghiệp là 70.975 ha.
Bên cạnh đó, Bình Phước còn sở hữu một lượng lớn quỹ đất sạch do Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam quản lý, có thể cấp cho địa phương để phát triển các khu công nghiệp, khu thương mại – dịch vụ, và các đô thị hiện đại. Hiện tỉnh có tổng cộng 15 Khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có 12 KCN đang thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 68%. Các KCN này, bao gồm Khu công nghiệp Becamex Bình Phước với diện tích lên đến 2.450 ha và Khu công nghiệp Minh Hưng – Sikiko với diện tích 655 ha, được đầu tư hạ tầng hiện đại và thuận tiện cho giao thông.
Ngoài ra, tỉnh Bình Phước được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho việc mở rộng 3 KCN khác với tổng diện tích 1.375 ha, bao gồm KCN Bắc Đồng Phú (317 ha), KCN Nam Đồng Phú (480 ha), và KCN Minh Hưng III (578 ha), dự kiến hoàn thiện trong năm 2023. Tỉnh cũng có khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư với diện tích 28.000 ha sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Du lịch:
Bình Phước cũng có tiềm năng du lịch phong phú với hệ thống rừng nguyên sinh, danh lam thắng cảnh đa dạng, và các di tích lịch sử cách mạng quan trọng. Tỉnh cũng có cộng đồng đa dạng gồm 41 dân tộc sống chung với nhiều nét văn hóa đặc sắc khác nhau.
Nguồn: Senvangdata.com
Xem thêm các địa điểm du lịch khác tại: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Năng lượng mặt trời: Tỉnh có số giờ nắng trung bình từ 2400-2500 giờ/năm, là một trong 3 tỉnh có mức độ bức xạ nhiệt cao nhất cả nước, có tiềm năng lớn trong phát triển các dự án điện năng lượng mặt trời. Hơn nữa, một số vùng đất không thể canh tác nông nghiệp có thể chuyển sang làm điện mặt trời
Tiềm năng về kinh tế
GRDP và GRDP
Bình quân đầu người tỉnh Bình Phước năm 2022 lần lượt là 86.910 tỷ đồng và 84 triệu/người.Đáng chú ý, tăng trưởng GRDP của Bình Phước năm 2022 so với 2021 là 14,1%..
Nguồn: Senvangdata.com
PCI
Bình Phước xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố cả nước về Chỉ số PCI năm 2022 với 64.32 điểm, được đánh giá thuộc nhóm điều hành “trung bình”.
Nguồn: Senvangdata.com
Cơ cấu kinh tế
Trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong thập niên 2010-2020 và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010-2020 (%)
Nguồn: Senvangdata.com
Cơ cấu kinh tế đến năm 2025 có sự chuyển dịch theo hướng phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm so với năm 2022.
Xem thêm chi tiết cơ cấu kinh tế Tỉnh: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Một số chỉ tiêu kinh tế đến năm 2030:
(1)Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9%
(2)GRDP bình quân/người đến năm 2025 đạt 106 triệu đồng; năm 2030 đạt 180 triệu đồng
(3)Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 7%/năm;
(4)Thu ngân sách nhà nước vào năm 2025 đạt 19.500 tỷ đồng, năm 2030 đạt 30.000 tỷ đồng;
(5)Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021 – 2030 là 600 nghìn tỷ đồng
(6)Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2025 đạt 5 tỷ USD; đến năm 2030 đạt 8 – 9 tỷ USD;
(7)Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 42%, đến năm 2030 đạt 50%; đến năm 2050 đạt 75 – 80%
(8)Số doanh nghiệp thành lập mới thời kỳ 2021 – 2030 là 15.000 doanh nghiệp;
(9)Xếp hạng PCI, PAPI, ICT Index đến năm 2025 đứng thứ 35; đến năm 2030 đứng thứ 25 so với cả nước;
(10)Khách du lịch đến năm 2025 đạt 02 triệu lượt khách; năm 2030 đạt 3,5 triệu lượt khách.
Thu ngân sách nhà nước
Năm 2022, thu ngân sách Bình Phước đứng thứ 5/6 trong khu vực ĐNB với tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 14.281.904 triệu đồng, tăng 4,46% so với cùng kỳ.
Nguồn: Senvangdata.com
FDI
Năm 2022, thu ngân sách Bình Phước đứng thứ 5/6 trong khu vực ĐNB với tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 14.281.904 triệu đồng, tăng 4,46% so với cùng kỳ.
Nguồn: Senvangdata.com\
Năm 2022, Bình Phước đứng thứ 5/6 về số dự án trong vùng ĐNB với 413 dự án, tuy nhiên lại đứng bét về tổng vốn đầu tư đăng ký trong vùng ĐNB với 3.972 triệu USD. Trong năm này, thu hút đầu tư FDI của tỉnh đang chậm lại tạm thời để phù hợp với những khó khăn chung của tình hình trong nước và thế giới\
Tuy nhiên đáng chú ý, 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Bình Phước đã thu hút được 16 dự án FDI với số vốn 632 triệu USD, tăng hơn 12 lần về số vốn so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 200% kế hoạch cả năm 2023.
Bình Phước có 13 khu công nghiệp được đầu tư với tổng diện tích trên 6.000 ha, tiêu biểu là KCN Becamex. Chỉ sau 2 năm hoạt động, doanh nghiệp này đã “biến” thế mạnh về ngành chăn nuôi của Bình Phước thành những sản phẩm hàng hóa có giá trị xuất khẩu, trong đó đáng chú ý có lô hàng 33,6 tấn thịt gà chế biến mang thương hiệu CPV Food đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản vào cuối tháng 10-2022
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Du lịch
Trong năm 2022, Bình Phước đã thu hút 722.500 lượt khách tham quan du lịch, đạt 154,06% kế hoạch năm, tăng 173,36% so cùng kỳ năm 2021. Tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt hơn 417 tỷ đồng, đạt 301,31% kế hoạch năm, tăng 174,86% so cùng kỳ năm 2021.
Nguồn: Senvangdata.com
Kim ngạch xuất khẩu: Thực hiện năm 2022 ước đạt 3.850 triệu USD, tăng 10% so với năm trước, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Kim ngạch nhập khẩu: Thực hiện năm 2022 ước đạt 2.150 triệu USD, giảm 1,83% so với năm trước, đạt 88,44% so kế hoạch đề ra.
Hiện trạng hạ tầng giao thông ở Bình Phước
Đường bộ
Theo kết quả thống kê (2021), trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 3 tuyến quốc lộ, 18 tuyến đường tỉnh, 109 tuyến đường huyện, 703 tuyến đường đô thị, 3.808 tuyến đường xã. Tỷ lệ nhựa hóa chung đã đạt mức 69,64%.
Các đường quốc lộ hiện hữu:
- Quốc lộ 13: nằm về phía Tây đi theo hướng Bắc-Nam kết nối với cửa khẩu Hoa Lư đi Campuchia có chiều dài 79,6 km
- Quốc lộ 14: nằm về phía Đông Nam, tuyến trục chính kết nối với Tây Nguyên với tổng chiều hiện hữu khoảng 117,6 km
- Quốc lộ 14C: nằm về phía Bắc, kết nối các khu vực cửa khẩu, đoạn tuyến đi qua tỉnh Bình Phước có chiều dài khoảng 131,1km
Xem thêm hạ tầng giao thông đường bộ Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Nguồn: Senvangdata.com
Đường sắt
Nguồn: Senvangdata.com
Xem thêm hạ tầng giao thông đường sắt Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Đường hàng không
Hiện tại, tỉnh Bình Phước có 4 sân bay quân sự là sân bay Quảng Lợi huyện Hớn Quản, sân bay Lộc Ninh, sân bay Bù Đốp và sân bay Bù Gia Mập được hình thành từ thời kháng chiến chống Pháp, đang do cơ quan quân đội quản lý. Hiện nay, các sân bay này không còn khả năng có thể sử dụng được do đã xuống cấp vì không được đầu tư sử dụng trong thời gian rất dài.
Đến 2030, quy hoạch Sân bay quân sự Technic Hớn Quản thành sân bay chuyên dụng Hớn Quản, quy mô diện tích khoảng 350ha.
Vị trí các sân bay quân sự trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Nguồn: Senvangdata.com
Xem thêm hạ tầng giao thông đường bộ Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Xem thêm: Các dự án trọng điểm của hạ tầng giao thông Tỉnh Bình Phước tại: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Tiềm năng về xã hội
Dân số
Dân số trung bình trên địa bàn tỉnh năm 2022 ước 1.034.667 người, tăng 1,01% so với năm 2021. Lực lượng lao động của tỉnh ước năm 2022 là 604.976 người, tăng 0,26% tương ứng tăng khoảng 1.598 người so với năm 2021, trong đó: nữ là 281.320 người; khu vực thành thị là 151.214 người.
Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tăng 1,00%, chiếm 97,99% trong lực lượng lao động, tương ứng tăng khoảng 5.875 lao động so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế Nhà nước tăng 0,96%; Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước tăng 1,00%; Khu vực đầu tư nước ngoài tăng 1,05%.
Ước thực hiện năm 2022, toàn tỉnh giải quyết việc làm cho 43.000 lao động (kế hoạch 39.000 lao động), đạt 110,2% kế hoạch năm; Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ước duy trì ở mức dưới 3%. Tổ chức tư vấn nghề, giới thiệu việc làm cho 21.100 lao động, tăng 74,8% so với năm 2021.
Nguồn: Senvangdata.com
Thương mại – Dịch vụ
Các trung tâm thương mại, siêu thị, khu mua sắm chủ yếu tập trung ở TP. Đồng Xoài. Đặc biệt có khu Trung tâm thương mại The Gold Mart với tổng diện tích hơn 3 300m2 cung cấp đa dạng hàng hóa, từ các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, chăm sóc sức khoẻ, đồ gia dụng…Tất cả các mặt hàng, dịch vụ do các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước cung cấp như: Yvesrocher & Flomar, Ibasic, MC Fashion, Lime Orange, Rabity, Elly, Novelty…
Nguồn: Senvangdata.com
Y tế
Một số bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước, Bệnh Viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Đa khoa huyện Chơn Thành, Bệnh Viện Nhân Ái, Trung Tâm Y Tế TP. Đồng Xoài, Trung tâm Y tế Huyện Bù Đăng, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước…
Năm 2020, toàn tỉnh đã có 108/111 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; số bác sĩ/vạn dân đạt 8.5 bác sĩ, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95%.
Nguồn: Senvangdata.com
Giáo dục
Tính đến hết năm 2020, có 144/388 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm 37.1% so với tổng số các trường. Tuy nhiên, số lượng giáo viên vẫn thiếu và yếu về chất lượng so với yêu cầu thực tế và thấp nhất cả nước. Hệ giáo dục tiểu học, chương trình giáo dục mới 2018 khi tiến hành giảng dạy các năm học tới sẽ thiếu nghiêm trọng các giáo viên dạy mỹ thuật, ngoại ngữ, tin học. Hệ thống cơ sở vật chất không ngừng được tăng cường do sự đầu tư của nhà nước bằng nguồn vốn trung ương và địa phương.
Nguồn: Senvangdata.com
Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ đạt hiệu quả: 11/11 huyện/thị xã/thành phố và 100% xã, phường, thị trấn đạt đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGDTH mức độ 3; duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1; 15/111 xã, phường, thị trấn đạt phổ cập THPT.
Tiềm năng thị trường Bất động sản
Quy hoạch định hướng phát triển không quan
Vùng Kinh tế bao gồm ba Vùng: vùng phía Tây, vùng phía Nam, vùng phía Đông Bắc
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Trục Động Lực gồm: Trục trung tâm (Đồng Phú – Phước Long), Trục phía Tây (Chơn Thành – Lộc Ninh), Trục phía Đông (Chơn Thành – Bù Đăng)
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Hệ thống đô thị
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Khu cụm công nghiệp
Nguồn: Senvangdata.com
Phương án phát triển hệ thống khu – cụm công nghiệp
a)Quy hoạch khu công nghiệp
Số khu công nghiệp đến năm 2025 là 20 khu công nghiệp và đến năm 2030 là 27 khu công nghiệp.
Đất công nghiệp đến năm 2025 là 7.584 ha, cao hơn 1.523 ha so với số quy hoạch được phê duyệt và đến năm 2030 là 18.105 ha, cao hơn 10.521 ha so với thời kỳ 2021 – 2025 và so với Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó:
– Quy hoạch phát triển mới các Khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2025 với diện tích 6.283 ha;
– Quy hoạch phát triển mới các Khu công nghiệp giai đoạn 2026 – 2030 với diện tích 4.117 ha;
-Quy hoạch đất Công nghiệp tại Khu kinh tế 1.640 ha.
- b) Quy hoạch cụm công nghiệp
Quy hoạch 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.827,41 ha phân bố tại các huyện trên địa bàn tỉnh; hình thành ít nhất 3 cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến nông sản: hạt điều, tiêu, cà phê, trái cây
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Khu kinh tế: Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2025
Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Quy hoạch sử dụng đất
Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất từ năm 2025-2030 nhìn chung là sự chuyển dịch nhẹ cơ cấu từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Cụ thể, đất phi nông nghiệp tăng từ 80 484 lên đến 92 113 ha (tăng 11 629 ha) theo phân bổ quốc gia.
Nguồn: Senvangdata.com
Quy hoạch dự án trọng điểm hạ tầng giao thông
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch dự án trọng điểm Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Quy hoạch dự án trọng điểm khu công nghiệp
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch dự án trọng điểm Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Quy hoạch dự án trọng điểm khu đô thị
Nguồn: Senvangdata.com
Xem chi tiết Quy hoạch dự án trọng điểm Tỉnh Bình Phước: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Tổng quan thị trường
- Đất nền: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
- Thấp tầng:Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
- Khu công nghiệp: Báo cáo thị trường tỉnh Bình Phước
Nguồn: Senvangdata.com
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tiềm năng phát triển BĐS Bình Phước” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển bất động sản tại Bình Phước. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản