Bản tin quy hoạch vùng Tây Nguyên tháng 10/2022

Bất động sản đại ngàn Tây Nguyên dần được đánh thức, khi nhiều “ông lớn” quyết định rót vốn vào vùng đất này. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin quy hoạch của khu vực này trong tháng 10 vừa qua.

1. Bất động sản Tây Nguyên trầm lắng nhưng chưa ghi nhận bán tháo, cắt lỗ

Một làn sóng từ các sàn giao dịch, nhà đầu tư đã đổ bộ các thị trường này vào thời điểm cuối năm 2021, đầu năm 2022. Sau giai đoạn tăng nóng này, thị trường bất động sản Tây Nguyên đã hạ nhiệt.

Cụ thể, tại thị trường Lâm Đồng, việc phân lô tách thửa trên địa bàn toàn tỉnh cơ bản đã được kiểm soát. Hoạt động phân lô bán nền được giảm thiểu tối đa, giao dịch mua bán đất nền giảm mạnh. Trong quý III cả thị trường Lâm Đồng chỉ có 600 nền được giao dịch thành công, giảm 13,000 nền so với quý trước. Giá có xu hướng giảm nhẹ. 

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Còn với Đắk Lắk, hiện tại trên thị trường có ba dự án đang được chào bán đều là những dự án cũ đã được triển khai từ những năm trước, hiện tại vẫn tiếp tục chào bán nhưng lượng giao dịch thấp và giá bán không có sự thay đổi.

Tương tự, tại Gia Lai, không có dự án bất động sản nào đang chào bán ra thị trường. Thị trường đất nền cũng trầm lắng, không còn sôi động so với trước đây. Kon Tum có một dự án shophouse với gần 70 sản phẩm đang bắt đầu được chào bán nhưng lượng khách hàng quan tâm cũng không lớn.

2. Dự án 156 triệu USD kết nối giao thông Tây Nguyên xin lùi tiến độ 2 năm

Ban quản lý dự án 2 vừa có tờ trình gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đề xuất bổ sung một số hạng mục đối với dự án kết nối giao thông Tây Nguyên, bổ sung 123 tỉ vốn đối ứng và lùi thời hạn hoàn thành dự án đến năm 2025. Kiến nghị được đưa ra sau quá trình rà soát tổng thể công trình Quốc lộ 19 và xem xét việc tận dụng nguồn lực hiện đã được Ngân hàng Thế giới (WB) cam kết.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Theo điều chỉnh, dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên bao gồm hạng mục nâng cấp khoảng 127 km Quốc lộ 19, xây dựng mới 3 cầu và xây dựng mới khoảng 39 km tuyến tránh theo tiêu chuẩn đường cấp III. Với khối lượng hạng mục thi công được bổ sung, Ban QLDA 2 kiến nghị điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến 2025 (thêm 2 năm).

Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên có tổng mức đầu tư 155.8 triệu USD. Dự án được kỳ vọng sẽ tăng cường kết nối giao thông và logistics dọc theo hành lang Đông – Tây từ khu vực Tây Nguyên đến các tỉnh duyên hải miền Trung; xây dựng hành lang an toàn giao thông đường bộ trên Quốc lộ 19, đáp ứng tiêu chuẩn an toàn giao thông quốc tế.

3. Lâm Đồng: Huyện Di Linh ưu tiên đầu tư hàng loạt dự án bất động sản quy mô lớn

UBND huyện Di Linh đề xuất ưu tiên đầu tư hàng loạt dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, khu dân cư, khu đô thị có quy mô lớn, để đưa vào Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030, UBND huyện Di Linh đề xuất 8 dự án trọng điểm về thương mại – dịch vụ, trung tâm nghiên cứu; 8 dự án trọng điểm về giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa vùng; 34 dự án trọng điểm về công nghiệp, du lịch, khu dân cư; 19 dự án trọng điểm về nông nghiệp; 53 dự án trọng điểm về giao thông; 19 dự án trọng điểm về hạ tầng kỹ thuật.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Về hình thành và phát triển các khu dân cư, khu đô thị mới, phần lớn được địa phương ưu tiên đầu tư tại khu vực trung tâm thị trấn Di Linh. Trong giai đoạn này, huyện Di Linh cũng hướng đến đầu tư nhiều dự án trọng điểm về nông nghiệp, nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng của địa phương. Trong đó có nhiều dự án đầu tư nông nghiệp công nghệ cao tại thị trấn Di Linh và các xã, với quy mô từ 50 – 300 ha. Dự án đầu tư vùng trồng cây dược liệu cũng được phát triển tại nhiều khu vực trải dài trên địa bàn huyện, với quy mô 100 – 300 ha.

4. Lâm Đồng chuẩn bị khởi công 2 dự án thành phần cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Để thay thế quốc lộ 20 đã quá tải, với tổng chiều dài hơn 200.3km, tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương khi hoàn thiện có ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng, tăng kết nối và rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Các sở ban ngành tỉnh Lâm Đồng triển khai chuẩn bị phương án lập hồ sơ, cấp phép, khai thác mỏ vật liệu xây dựng, rà soát các nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP. Bảo Lộc… thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương đi qua địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương có tổng chiều dài hơn 200 km, đi qua hai địa bàn tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng, được đầu tư theo hình thức BOT. Theo quy hoạch, dự án có ý nghĩa quan trọng trong liên kết vùng, tăng kết nối và rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, tạo động lực phát triển cho khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng đề nghị trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo và có hướng xử lý kịp thời.

5. Đắk Lắk: Loạt dự án tại Buôn Ma Thuột sẽ bị loại vì không phù hợp quy hoạch

Chính quyền TP. Buôn Ma Thuột đề xuất loại 59 công trình, dự án ra khỏi Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 do chưa phù hợp với quy hoạch chung thành phố đến năm 2025.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Theo đó, Thành phố Buôn Ma Thuột cho biết có 59 khu vực, công trình, dự án đã cập nhật, chỉnh sửa, loại bỏ ra khỏi Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 do chưa phù hợp với quy hoạch chung thành phố đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 249/QĐ-TTg ngày 13/2/2014.

Đối với các công trình, dự án thuộc quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn đã được phê duyệt mà chưa phù hợp với quy hoạch chung của thành phố thì điều chỉnh cho phù hợp. Đối với các công trình, dự án chưa phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch xây dựng nông thôn nhưng thiết yếu, cấp bách đã có chủ trương của Ban thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoặc đã được bố trí vốn thì lập danh sách báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và chỉ triển khai khi đảm bảo quy định của pháp luật.

6. Sức bật mạnh mẽ của thị trường bất động sản Bảo Lộc

Theo Phương án phát triển thành phố Bảo Lộc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được tổ chức lấy ý kiến, thành phố Bảo Lộc có nhiều định hướng quan trọng trong việc phát triển không gian.

Trước đây, tại tỉnh Lâm Đồng, các nhà đầu tư thường chọn Đà Lạt làm điểm “tập kết”. Nhưng với tình trạng ngày càng ít quỹ đất đã đẩy giá mặt bằng chung lên cao, cùng sự quy hoạch ổn định khiến thị trường Đà Lạt dần mất ưu thế. Thay vào đó, hàng loạt “ông lớn” ngành địa ốc đã lựa chọn Bảo Lộc là nơi đổ bộ của làn sóng đầu tư mới.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

Bảo Lộc cũng đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh xem xét đưa vào danh mục kêu gọi đầu tư một số dự án quan trọng, có tính đột phá, như sân golf, khu nghỉ dưỡng; Dự án cải tạo, hiện đại hóa và khai thác vận tải hành khách, hàng hóa Cảng hàng không Lộc Phát; Dự án Khách sạn 5 sao tại Khu chợ cũ Bảo Lộc và Dự án Khu du lịch núi Sapung

Theo đó, cấu trúc đô thị thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận phát triển theo mô hình đô thị trung tâm và các cụm động lực được kết nối bởi tuyến vành đai xanh. Định hướng phát triển đô thị được xác định là đô thị sinh thái, thông minh, đa chức năng. Trong đó, thành phố Bảo Lộc là đô thị trung tâm phát triển các chức năng của đô thị tỉnh. Vùng phụ cận sẽ phát triển theo định hướng nông nghiệp đô thị sinh thái; nông nghiệp công nghệ cao; du lịch nông nghiệp; nông nghiệp nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn không gian tự nhiên, bảo tồn sự đa dạng sinh học. 

7. Kon Tum ngặn chặn “thổi giá” đất gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Kon Tum yêu cầu ngăn chặn việc “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản, nhất là tại các khu vực đang triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng.

(Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)

UBND tỉnh Kon Tum yêu cầu Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ đẩy nhanh tiến độ rà soát, lập mới hoặc điều chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn trên địa bàn, phục vụ công tác đầu tư xây dựng, thu hút đầu tư theo quy định hiện hành; thực hiện công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng, danh mục, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án bất động sản đặc biệt là các dự án lớn, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.

UBND tỉnh Kon Tum cũng yêu cầu các cơ quan kể trên kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật; có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng.

Trên đây là Bản tin quy hoạch vùng Tây Nguyên. Hy vọng rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp các nhà đầu tư có thêm nhiều dữ liệu trước khi quyết định đầu tư vào thị trường bất động sản. Ngoài ra, để xem thêm nhiều thông tin hơn về thị trường của từng tỉnh, thành trên cả nước, nhà đầu tư có thể truy cập trang web Cổng thông tin Bất động sản Senvangdata. 

Tổng quan tỉnh Hà Giang

Tổng hợp: BTV Trung Đức 

Thông tin liên hệ 

Website: https://senvangdata.com/ 

Hotline: 0948.48.48.59