Bản tin Công trình xanh Tháng 10/2021

Bản tin Công trình xanh tháng 10 là bản tin được thực hiện bởi Kênh đầu tư Sen Vàng. Và để bắt đầu, hãy cùng Bất động sản Sen Vàng điểm lại những tin chính nổi bật trong tháng 10/ 2021 vừa qua tại thị trường Công trình xanh.

1.Anh sẵn sàng giúp Việt Nam tiếp cận tài chính xanh để phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Chiều 30/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam

Thủ tưởng khẳng định Anh là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu; hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa để khai thác tối đa các cơ hội từ Hiệp định thương mại tự do song phương (UKVFTA).

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Anh mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp Anh mở rộng đầu tư tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực nhiều tiềm năng như dịch vụ tài chính – ngân hàng, dầu khí, năng lượng tái tạo, kinh tế số, công nghiệp chế biến, chế tạo…

2. Định chế tài chính công Pháp rót 100 triệu USD tín dụng xanh cho Việt Nam

Đại diện Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam (AFD Việt Nam) vừa có buổi trao đổi với BIDV nhằm tăng cường hợp tác thực hiện các dự án nguồn vốn AFD tại Việt Nam, đặc biệt là triển khai hạn mức tín dụng xanh SUNREF để hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh.

AFD là một định chế tài chính công của Pháp, bắt đầu hợp tác với BIDV từ năm 2017. Cũng từ đó đến nay, định chế này đã cấp cho BIDV 100 triệu USD theo chương trình “tín dụng xanh – SUNREF). Ngân hàng đã dùng nguồn vốn này cho vay lại đối với các dự án môi trường. 

Đây là khoản tài trợ đầu tiên AFD cấp cho một ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo hình thức cho vay ưu đãi trực tiếp không cần bảo lãnh Chính phủ và được AFD đánh giá là một trong những dự án triển khai nhanh nhất trong số các dự án AFD đã thực hiện.

3. Khởi động chương trình “Thành phố xanh thông minh ASEAN”

Chương trình “Thành phố xanh thông minh ASEAN” sẽ phối hợp với các sáng kiến khác đang được triển khai trong khu vực như Sáng kiến ASEAN về thành phố bền vững về môi trường; Mạng lưới thành phố thông minh ASEAN; Chiến lược đô thị hóa bền vững ASEAN; và dự án SMART CHANGE do EU tài trợ nhằm thúc đẩy hợp tác giữa Jakarta, Bangkok và Berlin.

Chương trình sẽ hỗ trợ các nước thành viên ASEAN dự phòng các áp lực đô thị hóa bằng cách tập trung vào các giải pháp xanh và thông minh thông qua số hóa và sử dụng công nghệ.

Với số tiền tài trợ khoảng 5 triệu euro (5,83 triệu USD) trong khuôn khổ Quan hệ đối tác xanh EU-ASEAN, chương trình cũng tập trung giải quyết vấn đề quản lý rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý các khu bảo tồn, sử dụng bền vững đất than bùn, cũng như hỗ trợ các tổ chức nông dân, chống khói mù và các cơ chế ứng phó khẩn cấp.

4. Phát triển các công trình nhà xanh và công trình hiệu quả năng lượng

Ngày 22.10, tại hội nghị chia sẻ kết quả dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các tòa nhà thương mại và chung cư cao tầng” (EECB) và thảo luận về việc tiếp tục phát triển các công trình nhà xanh và công trình hiệu quả năng lượng tại Việt Nam do Bộ Xây dựng (MOC) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) phối hợp tổ chức. MOC cho biết, phát triển và thúc đẩy các công trình sử dụng năng lượng hiệu quả ở Việt Nam với sự hỗ trợ bởi Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) thông qua UNDP, đã thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiết kiệm năng lượng, làm giảm lượng khí thải nhà kính trực tiếp là 73.035 tấn CO2. 

Dự án đã cung cấp các nghiên cứu và kiến nghị về chính sách và kỹ thuật để đưa quy định về công trình xanh và công trình sử dụng hiệu quả năng lượng vào Luật sửa đổi, bổ sung nhiều điều của Luật Xây dựng (tháng 6.2020) và Nghị định hướng dẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng (Nghị định số 15/2011/ NĐ-CP); nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật về đặc tính sử dụng năng lượng hiệu quả của vật liệu xây dựng; các tiêu chuẩn kỹ thuật về phương pháp lập hồ sơ tiêu thụ năng lượng cụ thể; thiết bị và vật liệu tiết kiệm năng lượng… Dự án cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho 23 tòa nhà mới và cải tạo với tổng số 75 giải pháp được áp dụng, giúp tiết kiệm 12.000MWh (giảm 10.000 tấn CO2tđ (tđ-tương đương-PV)), tương ứng với tiết kiệm 35 tỉ đồng.

5. Hội đồng Xanh ra mắt Chứng nhận vật liệu tái chế đầu tiên ở Hồng Kông mang nhãn điện tử ISO 14021 loại II

Chứng nhận này áp dụng cho các sản phẩm có nội dung tái chế, chẳng hạn như túi nhựa, bộ đồ ăn, hộp đựng, hàng dệt, giấy… Hội đồng Xanh có thể phân biệt một cách hiệu quả các sản phẩm tái chế và các sản phẩm ban đầu nói chung. Các sản phẩm được chứng nhận được phép sử dụng nhãn điện tử thể hiện hàm lượng tái chế chứa trong đó, nâng cao danh tiếng sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh để gia nhập thị trường tái chế, đồng thời giúp nhân viên thu mua và người tiêu dùng lựa chọn thân thiện hơn với môi trường.

Hội đồng Xanh đã thực hiện Đề án Nhãn xanh Hồng Kông từ năm 2000 và là nhãn điện tử ISO 14024 Loại I duy nhất ở Hồng Kông. Cho đến nay, nhãn loại I bao gồm 62 sản phẩm, để phục vụ cho các sản phẩm không có tiêu chí sản phẩm, các quốc gia và vùng lãnh thổ nước ngoài đã từng bước thiết lập nhãn điện tử loại II để xác nhận các công bố về môi trường của các nhà sản xuất, chẳng hạn như nội dung tái chế, thiết kế để tháo rời, sử dụng năng lượng tái tạo…Để đáp ứng nhu cầu thị trường, Hội đồng Xanh đang tung ra Chứng nhận vật liệu tái chế là nhãn điện tử ISO 14021 loại II đầu tiên ở Hồng Kông.