Mệnh danh là “vùng đất đáng sống bậc nhất Hà Nội” hay “khu nhà giàu của Thủ đô”, Tây Hồ Tây trở thành đích đến của nhiều nhà đầu tư…
Giới thiệu sơ lược về Quận Tây Hồ
Theo Wikipedia:
Quận Tây Hồ là một quận nằm ở phía bắc nội thành thủ đô Hà Nội, Việt Nam.
Quận Tây Hồ có điều kiện môi trường thiên nhiên ưu đãi. Nổi bật với Hồ Tây rộng khoảng 526 ha được coi là “lá phổi của Thành phố”. Từ xa xưa, Hồ Tây đã giữ một vị trí quan trọng về du lịch nhờ vào vị trí và giao thông thuận lợi.
Quận Tây Hồ phía đông giáp quận Long Biên; phía tây giáp quận Bắc Từ Liêm; phía nam giáp quận Ba Đình; phía bắc giáp huyện Đông Anh.
Quận Tây Hồ gồm 8 phường: Bưởi, Nhật Tân, Phú Thượng, Quảng An, Thụy Khuê, Tứ Liên, Xuân La, Yên Phụ.
Theo định hướng phát triển của thủ đô Hà Nội đến năm 2020, toàn bộ quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học công nghệ để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của quận nói riêng và của Hà Nội nói chung.
Trích từ Wikipedia: Quận Tây Hồ
Tây Hồ: Mật độ cư dân thấp nhất, mật độ cây xanh và mặt nước là lớn nhất các quận nội thành.
Xem thêm:
- Bí mật phong thuỷ linh thiêng của Hồ Tây – Tinh hoa của Thăng Long
- Khám phá Tây Hồ Tây | Những đường phố chính thuộc quận Tây Hồ
- Tại sao Khách Tây chỉ thích thuê nhà khu Tây Hồ?
Mật độ dân cư các quận Hà Nội
Theo như bảng tính như trên thì Top 6 các quận có mật độ dân số ít nhất theo thứ tự là Ba Đình, Long Biên, Hà Đông, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.Trong bảng là diện tích và dân số các quận được tính đến thời điểm 2018. Tây Hồ có diện tích đứng thứ 6 trong các quận nhưng số lượng dân cư lại đứng thứ 11, chỉ sau duy nhất Ba Đình.
Tính theo các quận nội thành cũ, được coi là trung tâm phát triển kinh tế lâu đời có Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng thì Tây Hồ là quận có mật độ dân số thấp nhất: Chỉ 5443 người/ 1 km2 trong khi có thể nhìn thấy các quận khác đều trên 20 ngàn người / 1 km2. Từ đó cho thấy tiềm năng của khu vực Tây Hồ cũng rất lớn.
Tây Hồ Tây là sở hữu hơn 500 ha mặt nước hồ tự nhiên và hàng chục ha không gian cây xanh từ hệ thống công viên lớn như công viên Hòa Bình, công viên Hữu Nghị, công viên Đoàn Ngoại giao, công viên dự án Tây Hồ Tây…
Mật độ dân số ít còn thể hiện ở hàng loạt dự án trọng điểm của thành phố như Ciputra, Ngoại Giao Đoàn, Tây Hồ Tây với mật độ nhà ở cho cư dân chỉ chiếm không quá 20% mật độ xây dựng.
Có thể nói, Tây Hồ chính là khu đất có giá trị VÀNG đối với người dân thủ đô cũng như nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Bất động sản Tây Hồ Tây 2018: Sóng hạ tầng đẩy tiềm năng bất động sản
Theo chủ trương phát triển của TP. Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 thì khu vực phía Tây sẽ đón hàng loạt trụ sở các bộ ban ngành hàng đầu gồm 13 Đại sứ quán, 6 bộ ngành chính phủ bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây Dựng… di dời về đây.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ nâng cấp, mở rộng hàng loạt các tuyến giao thông huyết mạch như đường Phạm Văn Đồng, đường Võ Chí Công. Đường sắt đô thị số 2 kết nối qua các KĐT lớn Tây Hồ Tây – Đoàn Ngoại Giao đang được triển khai. Tại khu vực này, cầu Nhật Tân đã đi vào hoạt động cùng đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài cũng giúp giao thông thuận tiện về các ngả khác nhau của thành phố.
Bên cạnh hạ tầng tốt, khu vực Tây Hồ Tây còn có công viên Hòa Bình, công viên Đoàn Ngoại Giao, quảng trường Tây hồ Tây… mang lại cảnh quan xanh hài hòa. Từ đó, khu vực Tây Hồ Tây ở hiện tại được thừa hưởng khả năng kết nối thuận tiện tới các quận trung tâm, trong tương lai là trung tâm hành chính mới, được ví như một “đô thị hạt nhân” của Hà Nội.
Bài toán về cơ sở hạ tầng đã cho đáp án về tiềm năng tăng trưởng của bất động sản, Nhiều KĐT đã và đang hình thành được hưởng lợi từ bản đồ quy hoạch tương lai này. Tiêu biểu có KĐT Nam Thăng Long (Ciputra), dự án Embassy Garden, khu đô thị Đoàn Ngoại giao, KĐT Tây Hồ Tây…
Xem thêm:
- Quy hoạch tổng thể | Quy hoạch chi tiết khu đô thị mới Tây hồ Tây
- Đâu là nơi đáng sống nhất Hà Nội? Embassy Garden? 6th Element?
- Top chung cư nổi bật, đáng sống nhất tại tây hồ tây 2019
- Góc nhìn chuyên gia: Bất động sản Tây Hồ trong 10 năm tới
- Bất động sản Tây Hồ Tây: Sự lên ngôi ở phân khúc cao cấp
Tiềm năng cho thuê tại Tây Hồ Tây được dự báo sẽ thêm sức hút
Sở hữu nhiều dự án bất động sản đẳng cấp và quy mô là vậy nhưng nguồn cung vẫn chưa đủ để giải tỏa “cơn khát” căn hộ tại Tây Hồ Tây. Thực tế quy hoạch cho thấy, quỹ đất phát triển nhà ở mới gần như không còn, trong khi phần lớn diện tích quận Tây Hồ là dành cho công viên, cây xanh, mặt nước và các trụ sở cơ quan.
Nguồn cung thì ít nhưng nhu cầu thì lớn khiến bất động sản cho thuê khu vực Tây Hồ Tây dù “đắt đỏ” vẫn luôn hút khách. Giới đầu tư săn tìm bất động sản để đầu tư cho thuê, còn phần lớn khách nước ngoài, các chuyên gia cao cấp, doanh nhân thành đạt có yêu cầu khắt khe về không gian và chất lượng cuộc sống thì Tây Hồ Tây trở thành lựa chọn số một để sinh sống.
- [Báo cáo] Kết quả Khảo sát nhu cầu thuê nhà tại khu vực Tây Hồ
- Tiềm năng cho thuê tại Tây Hồ Tây sẽ ‘bùng nổ’ vào năm 2019
Nguồn cung chung cư hiện tại của Tây Hồ đang chỉ chiếm 4% tổng số nguồn cung trong các quân huyện nội thành Hà Nội. Trong tương lai cũng chỉ tăng lên 7%. Trong khi đó khu vực phía Tây và Nam đang dự báo dư thừa nguồn cung.
Tây Hồ Tây Quy tụ những dự án “xanh – sạch – lớn”
Nhắc đến dải đất ven Hồ Tây, người ta nghĩ ngay đến mảnh đất “đắc tài, đắc lộc, vượng phong thủy”, khu vực được ví như nơi “đất lành chim đậu” hiếm có tại Thủ đô Hà Nội. Nhờ sở hữu địa thế vàng, sự ưu ái từ thiên nhiên, cùng quy hoạch tốt mà khu vực lân cận Hồ Tây, đặc biệt là Tây Hồ Tây không chỉ được chọn là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan ban ngành, đại sứ quán, công ty nước ngoài, mà còn có sức lôi cuốn mạnh mẽ với giới đầu tư BĐS khi quy tụ hàng loạt dự án đẳng cấp bậc nhất tại Hà Nội.
Nổi lên như một “hiện tượng” trên thị trường BĐS khoảng hơn 10 năm trước, Khu đô thị (KĐT) quốc tế đầu tiên tại Hà Nội – Ciputra với diện tích rộng gần 400ha, cung cấp ra thị trường BĐS 50 tòa chung cư và 2500 căn biệt thự. Đây là khu đô thị quốc tế kiểu mẫu mang hơi hướng sống xanh, đẳng cấp mà nhiều cư dân Hà Thành và người ngoại quốc lựa chọn an cư.
Hay như Starlake Tây Hồ Tây do Deawooo E&C đầu tư và phát triển có quy mô 192ha được lựa chọn để phát triển thành KĐT đa chức năng, trung tâm hành chính – kinh tế – văn hóa mới của Hà Nôi, nơi đặt trụ sở của 8 cơ quan ban ngành cơ yếu chính phủ như bộ tài chính, bộ công thương… và hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn.
Cũng tại khu vực này, KĐT Ngoại Giao Đoàn có diện tích rộng 62,8ha được mệnh danh thủ phủ ngoại giao mới của Thành phố nơi quy tụ 13 đại sứ quán, và các cơ quan ban ngành quốc tế, đưa đẳng cấp sống của giới thượng lưu Hà thành lên một tầm cao mới.
Không chỉ phát triển nhà ở, cảnh quan, mà tiện ích cũng được chú trọng đầu tư tại Tây Hồ Tây. Theo đó, Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc) cũng đã hoàn thành thương vụ đầu tư hơn 300 triệu USD để xây dựng và vận hành “đại siêu thị” Ciputra Hanoi Mail sau khi mua lại của Chủ đầu tư Nam Thăng Long. Dự án có quy hoạch lên đến 200.000 m2 và được định vị trở thành tổ hợp mua sắm lớn nhất Hà Nội.
Những siêu dự án đã, đang, và sẽ hình thành này góp phần đưa Tây Hồ Tây vươn lên khẳng định vị thế là khu vực đáp ứng tiêu chí môi trường, chất lượng và đẳng cấp sống số một tại Hà Nội.
Trong khi nhu cầu sống xanh đang có xu hướng tăng lên, nguồn cung lại hạn hẹp thì BĐS Tây Hồ Tây đã tạo ra định nghĩa chuẩn mực nhất về một cuộc sống chất lượng mà nhiều người hằng mơ ước. Nhiều dự án “chuẩn xanh” trên những mảnh đất trống cuối cùng tại Tây Hồ Tây đang được triển khai xây dựng, không chỉ vẽ nên một cuộc sống đẳng cấp cho cư dân Hà thành mà còn nắm giữ tiềm năng cho thuê căn hộ vô cùng lớn.
6th Element – dự án chung cư cao cấp đầu tiên sẽ bàn giao tại Tây Hồ Tây năm 2019. Dự án có diện tích xanh lớn nhất trong các dự án tại Hà Nội.
Xem thêm:
- Những giá trị cốt lõi chỉ dự án 6th Element mới có
- Phân tích dự án & bảng giá căn hộ chung cư dự án 6th Element (Cập nhật T9/2018)
- Đánh giá dự án 6th Element Hồ Tây – Câu chuyện thương hiệu 6th Element
Sự đầu tư mạnh mẽ của các đơn vị trong nước và nước ngoài vào trục Cầu Nhật Tân – Nội Bài
Trong giai đoạn từ năm 2018 – 2020, trục Nhật Tân – Nội Bài được coi là cửa ngõ của thế giới đến với Thủ đô Hà Nội sẽ đón hàng loạt công trình hạ tầng tầm cỡ thế giới.
Đầu tiên phải kể đến là dự án công viên Kim Quy, với tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng nằm trên tổng diện tích 100 ha, được Tập đoàn Sungroup khởi công xây dựng từ tháng 9/2016 và dự kiến sẽ đưa vào sử dụng giai đoạn 01 vào năm 2018.
Tiếp đó, dự án Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia lớn thứ 5 thế giới do Tập đoàn Vingroup khởi công vào tháng 10/2016 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018. Trung tâm có diện tích trên 90 ha với hơn 550.000 m2.
Ngoài ra, trong năm 2018 hai dự án lớn đặc biệt quan trọng của khu vực này cũng sẽ được động thổ xây dựng: Nhà hát Opera tầm cỡ quốc tế (một biểu tượng kiến trúc giống như nhà hát “con sò” – Sydney Opera House – của người Úc, tại vị trí 58 Quảng An, Tây Hồ trước đây là khách sạn Tây Hồ) và siêu thành phố thông minh 4 tỷ USD với tháp tài chính 108 tầng cao nhất Thủ đô (do liên doanh Tập đoàn BRG và các đối tác Nhật Bản đầu tư).
Hai bên bờ sông Hồng từ Cầu Nhật Tân – Nội Bài sắp hình thành khu đô thị thông minh Asia City @Hanoi có quy mô khủng đến 2000ha, dự kiến năm 2020 sẽ khởi công, do BRG và 20 công ty của Nhật cùng đầu tư phát triển.
Hàng loạt những lý do rất hấp dẫn ở trên, sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Bất động sản Tây Hồ Tây lại phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong thời gian từ giờ đến 2020. Thời điểm này, hàng loạt các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã và đang ráo riết tìm cho mình các bất động sản tại Tây Hồ.
Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bất động sản tại Tây Hồ Tây, hãy liên hệ theo hotline 09 48 48 48 59 hoặc để lại thông tin theo biểu mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ gửi đến bạn các tài liệu chi tiết về mặt bằng, vị trí, tiện ích của các dự án/căn hộ hiện đang triển khai tại Tây Hồ Tây.