Hồ Tây – Lịch sử hình thành và phát triển

Hồ Tây (Tây Hồ) có diện tích hơn 500 ha và chu vi 18 km. Hồ tọa lạc ở vị trí tây bắc của Hà Nội, đây là hồ nước tự nhiên lớn nhất Hà Thành.

Tây Hồ được chứng minh là một phần của con sông Hồng do quá trình ngưng đọng trước khi dòng sông này đổi dòng chảy. Và nơi đây trong thời gian tới, sẽ được quy hoạch thành trung tâm của thủ đô, thay thế vị trí trung tâm của Hồ Gươm. Tìm hiểu về lịch sử của Hồ Tây từ năm 1620

Lịch sử Hồ Tây

Hồ có từ thời Hùng Vương (Theo sách Tây Hồ chí). Thời điểm đó, nơi đây là một bến giáp sông Hồng, thuộc động Lâm Ấp, nên người ta đặt đây là bến Lâm Ấp.

 

Dưới thời Hai Bà Trưng, xung quanh hồ có rất ít người sinh sống, và họ thường sống bằng nghề ăn bắt thú rừng, các loại thủy sản như tôm, cua, cá và trồng trọt.

Hồ được bao bọc bởi rừng thực vật với những loại cây chủ yếu như tre ngà, bàng, gỗ tầm,… Ngoài ra, nơi đây còn là nơi chứa đựng các loại động vật vừa và nhỏ, có cả những loại thú quý hiếm. Hiện nay vẫn có hệ sinh thái phong phú với các loại thực vật như sen, tảo.. hay động vật thì là nguồn khai thác ốc dồi dào.

Về địa lý, đây là hồ ngoại sinh, dạng lòng chảo, nó đã được ngành địa chất và lịch sử của nước ta chứng minh là một phần của sông Hồng.

Dưới thời nhà Lý và Trần, thì nơi đây là một thắng cảnh. Nó đã được tìm thấy và khai thác. Nhân dân dưới thời đó đã biến nơi đây thành nơi khai hoang, lập ấp và nuôi tầm dệt lụa.

Các tên gọi khác

Qua từng thời đại, qua từng cách nhìn và tư duy khác nhau. Hồ đã trải qua hàng trăm năm lịch sử. Chính vì thế, nó cũng được gọi với nhiều cái tên khác nhau qua từng thời kì.

Đầm Xác Cáo:

đây được xem là cái tên đầu tiên của Hồ Tây, được nhắc đến trong Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú biên soạn vào khoảng năm 1942.

Cái tên Đàm Xác Cáo được gắng liền với sự tích Long Quân cho người bắt và nuốt ăn con cáo chín đuôi sống tại đây. Con cáo này tác oai tác oái lúc là người, lúc là quỷ, làm hại nhân dân xung quanh. Sau khi dâng nước lên công phá thì nơi này trở thành một vũng sâu và được gọi với cái tên như vậy.

Hồ Kim Ngưu:

Cái tên này gắn liền với sự tích Trâu vàng từ phương Bắc bay về phương Nam để tìm mẹ. Theo truyền thuyết, Thiền sư Minh Không đã đúc một chiếc chuồng đồng, sau khi chuông đúc xong thì đánh một hồi để báo hiệu cho người dân biết đất nước đang thái bình.

Đúng lúc đó, trâu vàng bên Tàu nghe tưởng tiếng mẹ vội đứng dậy và chạy về hướng tiếng chuông. Đến nơi tìm hoài không thấy, nó đã quầng quanh nơi đây, nhảy lên và nằm xuống, biến nơi đây thành một đầm lầy chứa đầy nước. Từ đó, người ta gọi nơi đó là Hồ Kim Ngưu.

Tây Hồ:

Trước cái tên Tây Hồ là tên Dâm Đàm, tuy nhiên, đây là tên húy của vua Lê Thế Tông, chính vì thế, để tránh trùng với tên húy của vua, người ta đổi thành tên Tây Hồ. Trước là vậy, sau là để sánh cùng với phương bắc.

Bởi vào thời điểm đó, phương bắc cũng có một Tây Hồ cực kì nổi tiếng ở Hàng Châu.

Ngoài những cái tên kể trên, thì Hồ Tây còn được gọi với những cái tên khác như: Dâm Đàm, Đoài Hồ, Lãng Bạc.

Hình ảnh tây hồ nhìn từ trên cao

Di tích lịch sử văn hóa

Hồ có từ thời nhà Lý, Trần đã là danh lam thắng cảnh. Nơi đây được các vua xây dựng các cung điện để giải trí và nghỉ mát, có thể kể đến như: Điện Hàm Nguyên đời nhà Trần, Cung Từ Hoa đời nhà Lý, nay là khu chùa Trần Quốc và Kim Liên.

Xung quanh Tây Hồ có nhiều di tích văn hóa lịch sử như:

Làng Nghi Tàm, có chùa Kim Liên với kiến trúc độc đáo, là quê hương của bà Huyện Thanh Quan

Làn Xuân La là nơi thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô, còn phủ Hồ Tây thờ ai? Nơi này để thờ Liễu Hạnh Công chúa

Ngoài ra còn các di tích văn hóa khác có thể kể đến như: Làng Nhật Tân, Đường Thanh niên, Làng Kẻ Bưởi,…

 

Chùa Kim Liên di tích lịch sử tại làng Nghi Tàm

Quy hoạch khu vực Hồ Tây

Hiện nay tại các khu vực như Thủy Khuê, Quảng An, Phú Thượng, Nhật Tân,… dân cư đang phát triển lên với mật độ cao.

Chính vì thế, các nhà chức trách đang có những kế hoạch triển khai nhằm quy hoạch phân bổ dân cư sang Tây Hồ, để giảm bớt áp lực dân số ở những khu vực trung tâm.

Tây Hồ nay đang là một trong những nơi tiềm năng và có khả năng thay thế vị trí trung tâm hiện tại của Hồ Gươm.