1. Dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu thuộc Trung tâm nhiệt điện LNG Bạc Liêu (Singapore), tổng vốn đầu tư đăng ký 4 tỷ USD với mục tiêu sản xuất điện từ khí tự nhiên hóa lỏng LNG
Dự án Nhà máy Nhiệt điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) 3.200MW tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của cả chính quyền Trung ương và địa phương, của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành và lãnh đạo địa phương.
Đây là dự án FDI lớn nhất cả nước trong những tháng đầu năm 2020, cũng như lớn nhất tại Đồng bằng sông Cửu Long tính đến thời điểm này với tổng vốn đăng ký lên đến 4 tỉ USD.
Theo Bản ghi nhớ, các bên cam kết phối hợp cùng các cơ quan quản lý trung ương và địa phương hoàn thành các nhiệm vụ còn lại của giai đoạn phát triển dự án trong năm 2020 theo đúng tiến độ quy định tại Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do UBND tỉnh Bạc Liêu đã cấp cho Dự án vào tháng 01 năm 2020.
2. Dự án Tổ hợp hoá dầu miền Nam Việt Nam (Thái Lan) tại Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh tăng vốn đầu tư 1,386 tỷ USD.
Sau nhiều năm lận đận, Dự án đã được khởi công xây dựng từ đầu năm 2018. Tuy nhiên, hiện nay đang chậm tiến độ và đã nhiều lần được các cơ quan chức năng hối thúc để đẩy nhanh tiến độ triển khai.
Năm ngoái, cùng với việc đề xuất được tăng vốn đầu tư, Tập đoàn SCG cũng đã cam kết đưa Dự án vận hành vào cuối năm 2022.
Ban đầu đề xuất tăng vốn không được các cơ quan chức năng chấp thuận, do lo ngại về khả năng góp vốn cho Dự án. Tuy nhiên, cuối cùng, sau khi cân nhắc, quyết định đã được thông qua.
Để Dự án được tăng vốn đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phải rà soát, làm rõ vốn đầu tư của dự án, đặc biệt là phần vốn góp của nhà đầu tư.
Nhờ sự góp mặt của Dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng thêm trong 4 tháng đã tăng 45,6% so với cùng kỳ, đạt trên 3,07 tỷ USD. Trong khi trước đó, trong 3 tháng đầu năm, vốn điều chỉnh liên tục sụt giảm.
Cũng nhờ dự án này, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đã đạt 12,33 tỷ USD, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019
3. Dự án Khu trung tâm đô thị tây Hồ Tây (Hàn Quốc), điều chỉnh vốn đầu tư thêm 774 triệu USD.
Khu đô thị Starlake Hồ Tây do Công ty TNHH Phát triển T.H.T làm chủ dự án và Deawoo E&C làm chủ đầu tư vừa điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 774 triệu USD. Như vậy tổng vốn đầu tư của dự án này hiện đã lên đến hơn 1,3 tỷ USD. Đây là thông tin được đưa ra trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tính đến ngày 20/7/2020.
Dự án Khu đô thị mới Tây Hồ Tây (có tên thương mại là Starlake Tây Hồ Tây) do Công ty TNHH Phát triển THT- một doanh nghiệp thuộc sở hữu của Daewoo E&C đến từ Hàn Quốc làm chủ đầu tư 100%. Tổng vốn đầu tư theo công bố là 548 triệu USD. Dự án thuộc địa giới hành chính các phường Xuân La (quận Tây Hồ), phường Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy), xã Xuân Đỉnh và xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm).
4. Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam), tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh
Jinyu Tire là tập đoàn sản xuất lốp xe Trung Quốc, đạt danh hiệu top 75 trên Thế giới. Các sản phẩm của Jinyu Tire được phân phối rộng khắp Trung Quốc và hơn 100 quốc gia trên thế giới. Nhà máy sản xuất lốp xe TBR Jinyu Tire được quyết định đầu tư tại Việt Nam với công suất dự kiến 2.000.000 sản phẩm/năm.
5. Dự án Victory – Nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Đồng Văn, Hà Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư 273 triệu USD với mục tiêu sản xuất, lắp ráp các thiết bị máy tính điện tử và ngoại vi máy tính; sản xuất các thiết bị âm thanh và hình ảnh điện tử dân dụng
6. Dự án Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai (Singapore) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 246 triệu USD
Sau hơn một năm nhận chuyển nhượng từ Vingroup, chủ đầu tư mới đã điều chỉnh tăng vốn Công trình văn phòng tại 29 Liễu Giai thêm 246 triệu USD. Theo Báo cáo Tình hình thu hút vốn FDI 9 tháng năm 2020 vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tòa văn phòng Central Palace thuộc dự án Vinhomes Metropolis tại số 29 Liễu Giai, Hà Nội vừa được nhà đầu tư Singapore tăng vốn thêm 246 triệu USD.
Diện tích khu đất khoảng 7.684 m2, diện tích xây dựng 3.805,6 m2, mật độ xây dựng 49,5%, cao 37 tầng (có khối đế cao 6 tầng), tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 121.010 m2 (chưa bao gồm tầng hầm và tum thang).
Tổng mức đầu tư của phần dự án chuyển nhượng (không phải là giá trị chuyển nhượng và được tạm tách ra từ tổng mức đầu tư của toàn bộ dự án) là hơn 1.221 tỉ đồng. Tiến độ thực hiện của phần dự án chuyển nhượng theo tiến độ của toàn bộ dự án.
Cùng vai trò là người đại diện của Twin-Peaks, ông Patrick Liau Kong Voon còn là đại diện theo pháp luật của hàng loạt công ty trong hệ sinh thái Tập đoàn CapitaLand như Công ty TNHH Đầu tư CapitaLand – Hoàng Thành, Công ty TNHH Quản lí bất động sản CapitaLand (Việt Nam), CTCP CapitaLand – Hiền Đức, Công ty TNHH CapitaLand – Hoàng Thành.
7. Dự án Nhà máy dệt kim tại KCN Texhong Hải (Hồng Kông), vốn đầu tư 214 triệu USD với mục tiêu sản xuất vải dệt kim tại Quảng Ninh.
Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Quảng Ninh, cuối tháng 5/2020, Ban đã Cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Texhong Dệt Kim (Hồng Kông) để thực hiện dự án Nhà máy Dệt kim tại KCN Texhong Hải Hà. Dự án được triển khai trên diện tích đất rộng hơn 249.900 m2, với mục tiêu sản xuất vải dệt kim (thuộc mã ngành 1391 (VSIC) – Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác). Tổng vốn đầu tư dự án là: 4.979,78 tỷ đồng, tương đương: 214,0 triệu USD. Dự án có nhu cầu sử dụng khoảng hơn 2.700 người lao động.
Tổng công suất thiết kế của dự án là 82.500 tấn (tương đương 375,0 triệu m2) vải dệt kim nhuộm/năm. Trong đó, giai đoạn 1 cung cấp khoảng 33.000 tấn (tương đương 150,0 triệu m2) vải dệt kim nhuộm/năm; giai đoạn 2 cung cấp thêm khoảng khoảng 49.500 tấn (tương đương 225,0 triệu m2) vải dệt kim nhuộm/năm.
8. Dự án Regina Miracle International Việt Nam (Hồng Kông), có mục tiêu sản xuất quần áo tại Hải Phòng, điều chỉnh tăng vốn đầu tư 140 triệu USD
Ngày 10/8/2016, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho “Dự án Regina Miracle International Việt Nam” của nhà đầu tư Regina Miracle International (Việt Nam) Limited (Hong Kong), chứng nhận về việc điều chỉnh quy mô, địa điểm, diện tích sử dụng, tiến độ, tăng tổng vốn đầu tư và vốn góp thực hiện dự án tại tại Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên, thuộc Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án được điều chỉnh tăng từ 350 triệu USD lên 500 triệu USD. Dự án được thực hiện với mục tiêu và quy mô: sản xuất các loại áo lót với sản lượng 70 triệu chiếc/năm, quần lót nữ với sản lượng 15 triệu chiếc/năm, giày với sản lượng 03 triệu đôi/năm và quần áo thể thao với sản lượng 15 triệu chiếc/năm. Việc dự án Regina Miracle International Việt Nam đi vào hoạt động và mở rộng quy mô đã tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người lao động đặc biệt là các lao động nghèo, nông thôn, vùng sâu, vùng xa với mức lương bình quân khoảng 05 triệu đồng/tháng.
9. Dự án Nhà máy sản xuất của USI tại Việt Nam (Trung Quốc), vốn đầu tư 200 triệu USD với mục tiêu sản xuất bản mạch điện tử thiết bị đeo được tại Hải Phòng
Dự án được xây dựng trên diện tích 6,5 ha tại Khu công nghiệp DEEP C với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD trong giai đoạn 1. USI sẽ sản xuất bảng mạch điện tử của các thiết bị đeo (đồng hồ, điện thoại, tai nghe) để cung cấp cho các thương hiệu điện tử hàng đầu thế giới. Trong giai đoạn này, USI sẽ cung cấp bảng mạch điện tử cho thị trường nước ngoài với công suất sản xuất lên tới 14 triệu sản phẩm tương đương 57,6 tấn hàng năm. Bên cạnh đó, tạo ra 2.000 việc làm tại địa phương khi đi vào sản xuất ổn định và tận dụng công nghệ và thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số của Hải Phòng.
10. Dự án mở rộng nhà máy sản xuất linh kiện điện từ INTC giai đoạn II của công ty TNHH INTC (Hàn Quốc), tổng vốn đầu tư 150 triệu USD tại Phú Thọ
11. Dự án Trang trại điện gió BT1 (Philippines), tổng vốn đầu tư 156,8 triệu USD tại Quảng Bình.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình vừa có thông báo Kết luận tại buổi làm việc với Công ty Cổ phần Điện gió B&T về tình hình triển khai các dự án của công ty trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, Quảng Bình xác định Dự án Cụm trang trại điện gió B&T (gồm trang trại điện gió BT1 và trang trại điện gió BT2) là dự án mang tính động lực của tỉnh. Dự án hoàn thành đi vào hoạt động sẽ bổ sung nguồn điện cho tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, tạo công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách góp phần phát triển kinh tế – xã hội.