Bản tin quy hoạch là một hạng mục mới do Sen Vàng Group thực hiện hàng tháng nhằm giúp độc giả có thể cập nhật những thông tin mới nhất về quy hoạch tại các vùng kinh tế.
Đông Nam bộ là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, thu hút nhiều vốn đầu tư cho hoạt động phát triển kinh tế và quy hoạch. Trong thời gian qua, thông tin quy hoạch tại các tỉnh, thành trong vùng đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Ngay sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group điểm lại những tin chính nổi bật trong Quy hoạch vùng trong tháng 7 vừa qua.
1. Bà Rịa-Vũng Tàu: Đất ở bị chuyển quy hoạch vẫn được xây nhà
Ngày 31/8, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, “Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” sẽ dẫn đến thực trạng một số khu vực của tỉnh trước đây thuộc quy hoạch đất ở nông thôn chuyển sang quy hoạch đất nông nghiệp.
Tuy nhiên, với những thửa đất thay đổi quy hoạch nhưng trước đó người dân đã chuyển sang thổ cư thì người dân vẫn được phép xây nhà ở bình thường. Việc này thực hiện đúng Luật đất đai 2013.
Một góc Bà Rịa – Vũng Tàu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Thực tế, việc quy hoạch này khiến một số thửa đất bị chuyển đổi từ quy hoạch đất ở nông thôn thành đất nông nghiệp. Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiện, đối với những thửa đất thay đổi quy hoạch nhưng trước đó người dân đã chuyển sang thổ cư thì người dân vẫn được phép xây nhà ở bình thường trên phần đất đã có thổ cư.
2. Bàn giao gần 28 ha đất quốc phòng xây nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất
Ngày 28/7, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký nghị quyết đồng ý chủ trương bàn giao khoảng 27.85 ha đất quốc phòng tại quận Tân Bình cho UBND TP. HCM.
Chính phủ giao Bộ Quốc phòng cập nhật, đưa diện tích đất nêu trên vào danh mục đất chuyển mục đích sử dụng, bàn giao cho địa phương quản lý trong Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021-2030.
Trong 27.85 ha đất này có 16.05 ha để thực hiện dự án Nhà ga hành khách T3 và 11.8 ha để thực hiện dự án đường kết nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa. Các dự án này từng phải lùi tiến độ qua do vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng.
Phối cảnh nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo Nghị quyết, 16.05 ha đất quốc phòng để xây nhà ga T3 sẽ được bàn giao thành 2 đợt. Đợt 1 bàn giao 14,757 ha ngay sau khi nghị quyết được ban hành. 1,293 ha còn lại được bàn giao sau khi xử lý xong tài sản của CTCP Hàng không lưỡng dụng Ngôi Sao Việt.
3. Quy hoạch hướng đến thành phố sân bay Long Thành
UBND huyện Long Thành vừa phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị lấy ý kiến các sở, ngành, chuyên gia, nhà đầu tư về quy hoạch quỹ đất phát triển các vùng xung quanh sân bay Long Thành.
Theo UBND huyện Long Thành, toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên gần 43.1 ngàn ha. Kế hoạch của huyện là sẽ trở thành thị xã và từng bước hoàn thành các tiêu chí để trở thành thành phố sân bay, phát triển theo mô hình đô thị sinh thái.
Trong quy hoạch xây dựng vùng huyện Long Thành đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực xung quanh sân bay sẽ hình thành 3 đô thị lớn gồm: đô thị Long Thành, đô thị Bình Sơn và đô thị Phước Thái. Hướng đến xây dựng thành vùng đô thị trung tâm, là cực phía Đông của TP.HCM, cửa ngõ giao thương của 3 vùng kinh tế, đầu mối giao thương quốc tế với các thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, dịch vụ thương mại.
Phối cảnh sân bay Long Thành (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Dự tính đến năm 2030, Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao cấp quốc tế và vùng nông – lâm nghiệp phát triển bền vững. Đến năm 2050, Long Thành sẽ phát triển thành đô thị sinh thái.
4. Bà Rịa-Vũng Tàu hủy hàng loạt dự án để đầu tư hạ tầng giao thông
Ngày 24/7 qua, ông Mai Ngọc Thuận, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết HĐND tỉnh đã thông qua nghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, nhằm bổ sung gần 10,000 tỷ đồng để đầu tư 10 dự án hạ tầng giao thông.
Một dự án giao thông trên địa bàn TX.Phú Mỹ được đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Các dự án này gồm bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án thành phần 3 thuộc đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, 5 tuyến đường ven biển (tỉnh lộ 994), đường vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đường nối vào cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (từ QL56 đến nút giao Vũng Vằn), đường trục chính Bà Rịa-Vũng Tàu (từ nút giao Vũng Vằn đến vòng xoay QL51B, 51C), đường Hội Bài – Phước Tân (nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với QL51).
Để tập trung vốn cho 10 dự án hạ tầng giao thông trên, HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã quyết định hủy 21 dự án và tạm hoãn 27 dự án đã được phê duyệt trước đó.
5. Thủ tướng chỉ ra những việc “cần làm ngay” của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Đông Nam Bộ
Ngày 9/7 vừa qua, tại Hội nghị tổng kết nghị quyết 53 và kết luận số 27 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Thủ tướng chính phủ Phạm Minh Chính đã chỉ ra những việc “cần làm ngay” để thúc đẩy sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương liên quan cần tập trung tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững kinh tế vùng. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng quy hoạch phát triển, đẩy mạnh liên kết vùng. Tập trung phát triển mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và cần xem đây là động lực phát triển nhanh và bền vững; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thủ tướng cũng lưu ý cần chú trọng phát triển văn hóa – xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
6. Tiến độ triển khai dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu
Ngày sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết Đầu tư cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1, chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thọ đã chủ trì cuộc họp, nghe báo cáo tiến độ triển khai dự án này.
Theo báo cáo của sở GTVT giữa tháng 4/2022 sở GTVT phối hợp đơn vị tư vấn thiết kế đã bàn giao tiêu tuyến cao tốc cho các địa phương có tuyến cao tốc này đi qua là TX. Phúc Mỹ và TP. Bà Rịa để làm cơ sở triển khai theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Hiện TX. Phúc Mỹ và TP. Bà Rịa đã có kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực dự án qua địa phương.
Tuyến đường dự kiến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Sở TN&MT đã cơ bản việc thống kê nguồn vật liệu phục vụ các dự án trọng điểm của tỉnh và cuối tháng 5/2022 HĐND tỉnh có nghị quyết thống nhất bố trí vốn ngân sách địa phương để chi trả 50% chi phí giải phóng mặt bằng dự án thành phần 3 thuộc dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1
Ông Nguyễn Văn Thọ chủ tịch UBND yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát cụ thể hơn những trường hợp có đất bị ảnh hưởng do tuyến cao tốc đi qua có phương án bồi thường tái định cư theo sở tnmt rà soát trữ lượng các mỏ cát mỏ đất phục vụ cho dự án. Sở kế hoạch và đầu tư khẩn trương chuẩn bị các nội dung để HĐND bố trí vốn.
Quý độc giả vui lòng tham khảo bản tin quy hoạch tháng 7/2022 vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại đây
Nguồn: Sen Vàng Group – BTV Thương Trần