Chu kỳ thị trường Bất động sản Việt Nam 30 năm qua

Theo quy luật phổ biến, chu kỳ thị trường bất động sản thường diễn biến theo hình Sin bất đối xứng. Hơn 30 năm qua, thị trường trải qua các giai đoạn phát triển: tăng trưởng – ổn định – sốt nóng – đóng băng – trầm lắng – phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Trong 30 năm, bất động sản Việt Nam có 3 điểm đóng băng, điểm đóng băng lần 1 từ năm 1995 đến năm 1999, điểm đóng băng lần 2 từ năm 2003 đến năm 2006 và đóng băng lần 3 từ năm 2011 đến năm 2013. Đồng thời, một số đơn vị cũng dự đoán giai đoạn 2020 đến năm 2024 là giai đoạn đóng băng. Vậy tại sao thị trường giai đoạn 2020-2024 lại đóng băng? Điều này được lý giải là do ảnh hưởng của các sắc lệnh quy định về chính sách ruộng đất, cải cách ruộng đất và Luật Đất đai sửa đổi. Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 (được sửa đổi và bổ sung vào năm 1998 và 2001), Luật Đất đai năm 2003 (sửa đổi và bổ sung năm 2009), Luật Đất đai năm 2013 là các luật gắn với những đợt đóng băng của thị trường bất động sản. Các năm 1993, 2003, 2013, 2023 là khoảng thời gian của chu kì 10 năm, các đợt đóng băng dao động trước trong hoặc sau chu kì 10 năm kể trên. 

Chu kỳ Bất động sản Việt Nam 30 năm qua

Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đóng băng thị trường BĐS.  Thứ nhất, thời gian thi hành luật đất đai khiến quá trình chuẩn bị, thảo luận, thông qua và ban hành các quy định, thông tư, văn bản liên quan đến luật đất đai thường mất nhiều thời gian. Điều này dẫn đến việc các quy định mới không được triển khai ngay sau khi luật đất đai được ban hành, gây ra độ “trễ” trong việc thực thi luật đất đai. 

Thứ hai, độ trễ còn xảy ra trong quá trình triển khai từ trung ương đến địa phương. Các quy định liên quan đến thị trường bất động sản thường được ban hành tại cấp trung ương và sau đó được chuyển giao xuống cấp địa phương để triển khai. Tuy nhiên, quá trình này thường gặp khó khăn trong việc đồng bộ hóa và thực hiện đầy đủ tại các địa phương, dẫn đến việc triển khai các quy định liên quan đến thị trường bất động sản bị gián đoạn. 

Thứ ba, độ trễ cũng có thể xuất hiện trong việc thi hành các quy định và quy trình liên quan đến bất động sản tại cấp địa phương. Các địa phương thường đối mặt với các thách thức địa phương riêng biệt, bao gồm sự khác biệt về địa lý, quy trình pháp lý phức tạp, thiếu nguồn lực, v.v. Điều này dẫn đến độ trễ trong việc thực thi các quy định và quy trình, gây ra tình trạng chậm trễ trong cung cầu bất động sản. Vì vậy, để cải thiện chất lượng thực thi luật đất đai và giảm độ trễ trong thị trường bất động sản, cần đẩy mạnh công tác chuẩn bị, thảo luận, thông qua và ban hành các quy định liên quan đến thị trường bất động sản một cách nhanh chóng. 

Sau đợt đóng băng năm 1999, đã xảy ra lần thứ hai “sốt” đất từ năm 2000 đến 2002, lần thứ ba từ 2007 đến 2009, lần thứ tư từ 2014 đến 2018 và lần thứ năm từ 2020 đến năm 2022. Ngành bất động sản cũng tuân theo chu kỳ thị trường bất động sản gồm giai đoạn tăng trưởng, suy thoái, đóng băng, hồi phục và tiếp tục tăng trưởng. Năm 2023 được dự đoán đang là giai đoạn đóng băng và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn sốt đất thứ 5, diễn ra từ 2020 đến 2021, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sốt đất là giai đoạn đó nằm trong chu kỳ tiền rẻ. 

Trên đây là thông tin về Chu kỳ thị trường Bất động sản Việt Nam 30 năm qua mà Sen Vàng Group cung cấp. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về thị trường bất động sản tại: https://senvangdata.com.vn/ 

Nguồn: Sen Vàng Group – Tổng hợp: Phương Vân

Thông tin liên hệ: 

Website: https://senvangdata.com/

Hotline: 0948.48.48.59