Trải qua một thập kỷ từ 2011 – 2020, thị trường bất động sản đã có những dấu ấn khó quên từ sự suy thoái đi lên thời kỳ đỉnh cao, rồi bỗng nhiên tụt dốc bởi đại dịch Covid-19. Đây có lẽ là một thập kỷ đáng nhớ đối với các chủ đầu tư bất động sản, các nhà đầu tư và tất cả những người có liên quan đến lĩnh vực này. Tuy nhiên năm 2021, bất động sản được dự báo sẽ hưởng lợi từ việc duy trì lãi suất thấp và gỡ nút thắt thể chế. Vì vậy, các chủ đầu tư bất động sản nói riêng cần phải chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực để bước vào một thập kỷ mới.
I. Quy hoạch lại toàn bộ thông tin dự án
Trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, một số ít doanh nghiệp có chiến lược phù hợp vẫn đang thành công. Đó là các công ty bất động sản đã nỗ lực thực hiện tái cơ cấu, tập trung vào những sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và hướng tới hoạt động chuyên nghiệp hơn.
Theo các chuyên gia, tại một số phân khúc, COVID-19 có ảnh hưởng rõ rệt khi định hình lại thị trường, tạo ra các xu hướng mới, hoặc tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các bên. Theo đó, các doanh nghiệp bất động sản hay chủ đầu tư cần phải tính đến yếu tố chiến lược dành cho ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
COVID-19 làm cho tiến trình triển khai các dự án chậm lại nhưng cũng là dịp để các chủ đầu tư xem xét việc phát triển áp dụng công nghệ 4.0 vào việc hỗ trợ bán sản phẩm, quản lý vận hành bất động sản, …
Có thể thấy như Tập đoàn Hưng Thịnh, sau quá trình tái cấu trúc, Hưng Thịnh Land trở thành đơn vị hạt nhân trong hệ sinh thái bất động sản của Tập đoàn Hưng Thịnh.
Hưng Thinh Land phụ trách phát triển toàn bộ hơn 100 dự án với quỹ đất hơn 4.500 ha tại TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh thành có tiềm năng kinh tế lớn như Bình Định, Khánh Hòa, Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu…
Ngoài ra, Hưng Thịnh Land đang trong quá trình đàm phán với nhiều đối tác để gia tăng quỹ đất lên hơn 8.000 ha, bảo đảm quỹ đất cho sự tăng trưởng dài hạn và bền vững.
II. Nâng cao sản phẩm, cải tiến sản phẩm và tiện ích, key là các sản phẩm có nhiều tính năng, sản phẩm đa năng
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất với các DN bất động sản trên thị trường hiện nay là cải tiến sản phẩm và tiện ích. Những ý tưởng cải tiến sản phẩm sẽ tạo ra những lợi thế cạnh tranh tuyệt vời cho thương hiệu, thu hút khách hàng mới và giữ chân người người tiêu dùng cũ.
Có thể kể đến Chủ đầu tư Vingroup, năm 2020 tập đoàn tiếp tục đầu tư vào các đại đô thị mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm là mảng mang lại nguồn thu chủ lực. Đồng thời đầu tư vào mảng BĐS công nghiệp mở ra hướng đi mới cho Vinhomes.
Tính đến cuối tháng 2 năm 2020 Vingroup đang vận hành 23 dự án bất động sản dưới thương hiệu Vinhomes với tổng số hơn 50.500 căn hộ, biệt thự, nhà phố thương mại. Năm 2020, Vinhomes tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm để tiếp cận đối tượng khách hàng trong nhiều phân khúc từ trung cấp đến cao cấp và dự kiến mở bán 3 dự án mới tại Hà Nội, TP.HCM và Hưng Yên. Đây đều là những đại đô thị lớn của khu vực.
Bên cạnh đó, Vinhomes đang triển khai nghiên cứu khả thi để phát triển các khu công nghiệp, thu hút khách thuê trong và ngoài nước. Đây là hướng đi mới trong năm 2020 của Vingroup, mở ra một cơ hội mới. Các khu công nghiệp sẽ có mô hình kinh doanh linh hoạt, có thể cho thuê nhà xưởng hoặc cho thuê đất đi kèm cơ sở hạ tầng.
III. Mở rộng tìm hiểu về dòng tiền và các nguồn tài chính huy động
Tiền mặt là phương pháp phổ quát để xác định sự thành công của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có bao nhiêu tiền mặt, doanh nghiệp đó tạo ra bao nhiêu tiền trong một khoảng thời gian nhất định và số tiền mà một nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để mua lại doanh nghiệp của bạn.
Đây là tất cả các phương thức để định lượng thành công của một doanh nghiệp theo một đơn vị đo lường chung. Do đó, các chủ doanh nghiệp bất động sản nên xác định được số tiền thu về và chi ra cũng như có các kế hoạch để đảm bảo rằng doanh nghiệp có đủ tiền mặt để vận hành cũng như thúc đẩy tăng trưởng.
Hơn nữa, nguồn lực tài chính huy động cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Một trong những vấn đề đặt ra là muốn phát triển bên vững, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có nguồn lực tài chính.
Nguồn lực tài chính huy động là nguồn lực mà các doanh nghiệp có được các khoản tiền họ cần để tài trợ cho các khoản đầu tư, vốn và các hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Để làm được điều này, chủ doanh nghiệp bất động sản hoặc chủ đầu tư sẽ cần phải mở rộng, tìm hiểu, phân tích dòng tiền và các nguồn tài chính huy động.
IV. Bắt tay với các công ty nước ngoài tạo lợi thế cạnh tranh, học hỏi và vươn xa
Theo nhận định của các chuyên gia, sự hợp tác của nhà đầu tư Việt và nước ngoài là xu hướng tất yếu trên thị trường bất động sản. Bởi đã đến lúc, trước yêu cầu tạo ra dòng sản phẩm chất lượng, hiện đại, bắt kịp với thị hiếu người tiêu dùng thì những “cuộc bắt tay” sẽ mang lại hơi thở mới cho thị trường. Đặc biệt, khi ngân hàng thắt chặt nguồn cung vốn thì việc hợp tác sẽ mang lại nguồn tài chính vững chắc cho các dự án bất động sản.
Một điểm lợi của hợp tác với doanh nghiệp ngoại còn là tạo ra phân khúc khách hàng nước ngoài mới. Đây là nhóm khách hàng được đánh giá đầy tiềm năng, trở thành bệ đỡ cho thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.
Hơn thế, không chỉ “bắt tay” với các công ty nước ngoài qua việc huy động vốn bằng mua bán cổ phần, trái phiếu. Hiện nay, sự hợp tác của nhiều doanh nghiệp BĐS nội với nhà đầu tư ngoại ngày càng trở nên khăng khít hơn. Khi các ông lớn bất động sản có quỹ đất bắt tay với nhà đầu tư nước ngoài nhiều kinh nghiệm cùng tham gia xây dựng và phát triển dự án nhằm mang đến những sản phẩm BĐS chất lượng quốc tế trên thị trường.
V. Chuyển đổi số, quy trình, tối ưu hóa kinh doanh
Chuyển đổi số đang mở ra cho các doanh nghiệp bất động sản cơ hội tiếp cận khách hàng nhanh chóng, hiệu quả với chi phí rẻ hơn. Chính vì vậy, chuyển đổi số trong ngành bất động sản đã trở thành xu hướng tất yếu mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn thành công đều không thể bỏ qua.
Các nhà chuyên môn đánh giá, công nghệ bất động sản đã trở thành cứu cánh cho các doanh nghiệp khi cung cấp các nền tảng bán hàng trực tuyến, giúp kết nối người mua và người bán mà không cần gặp mặt trực tiếp. Thay đổi để thích ứng là điều sống còn của các doanh nghiệp trong thời kỳ “bình thường mới”.
Ngày nay, thay vì những phương pháp tiếp cận khách hàng truyền thống, chốt sales bằng cách telesale, phát thư, tờ rơi, gửi email,… không chỉ không tập chung đúng vào đối tượng khách hàng mục tiêu, gây tốn chi phí và làm phiền người khác, chuyển đổi số trở thành hướng đi mới được nhiều doanh nghiệp bất động sản lựa chọn.
Với sự phát triển của công nghệ, đối tượng khách hàng ngày càng trẻ hóa, họ ưa chuộng sử dụng nhiều hơn các ứng dụng công nghệ số trong nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, giao tiếp hay thực hiện đàm phán, chuyển đổi số trong ngành bất động sản được đánh giá là xu thế tất yếu nếu các doanh nghiệp muốn giành lại “miếng bánh thị phần” và khách hàng từ đối thủ.
Tại các doanh nghiệp bất động sản hoặc chủ đầu tư, một số đã bắt đầu sử dụng những công cụ kỹ thuật số thay thế cho phương pháp làm việc truyền thống trước đây.
Việc quản lý dự án, thông tin khách hàng hay tài liệu chung đều được thực hiện chủ động trên phần mềm chung tạo nên tính đồng bộ trong toàn bộ hệ thống, giúp việc trao đổi thông tin diễn ra mạch lạc hơn và quá trình chăm sóc khách hàng nhanh chóng hơn.
Ngoài ra, chuyển đổi số trong ngành bất động sản sẽ giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tham gia chuỗi giá trị khu vực và trong nước… Các cơ hội để đổi mới, đột phá, ra quyết định trên cơ sở phân tích dữ liệu lớn (mô hình dịch vụ số, bất động sản thông minh).
Vì vậy, chuyển đổi số trong ngành dịch vụ bất động sản là xu hướng phát triển mới, tất yếu, nhưng công nghệ chưa thể phát huy đối với nhóm khách hàng mua bất động sản tiềm năng nhất trên thị trường hiện nay và thay đổi tư duy khách hàng trong ngành này là một quá trình dài.
VI. Chú ý các dòng đầu tư theo cá mập, ông lớn, hỗ trợ phát triển. Cân đối tận dụng các chính sách mới từ Nhà nước (ví dụ chính sách công trình xanh)
VII. Chú ý và triển khai cẩn trọng về pháp lý dự án
Theo báo cáo của các chuyên gia, năm 2020, nguồn cung thị trường BĐS giảm mạnh do liên quan đến một số vấn đề pháp lý.
Cụ thể tính đến hết quý 3/2020, theo thống kê của Hiệp hội Môi giới Việt Nam, có gần 80.000 sản phẩm được chào bán trên thị trường, trong đó có đến 70% là lượng hàng tồn kho từ các năm trước chuyển sang, còn nguồn cung trong 3 quý đầu năm 2020 chỉ đạt trên 20.000 sản phẩm mới lần đầu bán trên thị trường. Đây là một con số rất khiêm tốn, nếu so với năm 2019 chỉ đạt 35%, so với năm 2018 chỉ đạt 20%.
Trong đó, phân khúc trung cấp chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 75%, phân khúc bình dân (cả nước gộp lại) khoảng 10%, phân khúc cao cấp chiếm 14% trong lượng cung đưa ra thị trường.
Lý giải nguyên nhân nguồn cung sụt giảm mạnh, các dự án ở các thị trường lớn có sự chậm lại do sự phê duyệt của chính quyền. Không chỉ tại Hà Nội và Tp.HCM, địa phương khác – nơi có thị trường bất động sản đang phát triển, cũng rơi vào tình trạng như vậy.
Những điểm nghẽn về thủ tục pháp lý khiến nguồn cung bất động sản sụt giảm mạnh cũng đã được các chuyên gia chỉ ra liên tục trong thời gian gần đây. Theo chuyên gia, tiến trình cấp phép, phê duyệt dự án chậm hơn trước đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản 2020 khó khăn, bên cạnh do Covid-19. Do đó, sang năm 2021, các chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp bất động sản cần chú ý và triển khai cẩn trọng về pháp lý dự án.
VIII. Tính khả thi của các kế hoạch kinh doanh
Theo dự báo của hầu hết các chuyên gia trong ngành, năm 2021 vẫn là năm của sự chủ động và linh hoạt thích ứng với thị trờng BĐS. Bản thân doanh nghiệp kinh doanh BĐS có thể tận dụng thời gian dịch bệnh như một cơ hội để tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng đến phân khúc có tiềm năng lớn hơn.
Do đó, chủ đầu tư cần vạch ra những chiến lược, kế hoạch kinh doanh mới để ứng phó cũng như linh hoạt với những yếu tố tác động của môi trường bên trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, một trong những yếu tố quan trọng nhất của việc lập kế hoạch kinh doanh là tính khả thi.
Không phải tất cả kế hoạch kinh doanh phát triển nào cũng thành công và triển khai tốt. Có nhiều ý tưởng mới mẻ, hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp nhưng lại bị thất bại ngay khi thử nghiệm trên thị trường.
Ngược lại, cũng có những ý tưởng không mới mẻ nhưng vẫn có thể mang lại nhiều thành công. Cái chốt của vấn đề nằm ở tính khả thi của ý tưởng. Do đó, khi bắt đầu lập và triển khai kế hoạch kinh doanh, chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp bất động sản cần phải xác định rõ tính khả thi.
IX. Quy hoạch lại cơ cấu nhân sự triển khai dự án, chú ý đến xây dựng thương hiệu công ty, thương hiệu dự án
Có một thực trạng thường xảy ra tại các chủ đầu tư hoặc các doanh nghiệp bất động sản, chính là nhân sự quản lý thường không ổn định, có những sự biến động không ngừng, ngoại từ các Tập đoàn lớn, nhân sự quản lý từ trung cấp đến cao cấp tương đối ổn định.
Ngoài ra những yếu tố như văn hóa doanh nghiệp tại nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng khiến nhiều người lao động nản lòng. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp bất động sản hoặc chủ đầu tư cần phải chú trọng nhiều hơn vào công tác quản lý nhân sự khoa học, quy hoạch lại cơ cấu nhân sự, xây dựng quy trình làm việc minh bạch và rõ ràng để giữ chân được nhân sự tốt hơn.
Sự phát triển ở lĩnh vực bất động sản giúp nhiều doanh nghiệp địa ốc phát triển nhanh chóng, giá trị thương hiệu bất động sản nâng cao khiến bán hàng, triển khai dự án thuận lợi. Ngược lại, cũng có những công ty làm thương hiệu bất động sản mãi vẫn chưa thành công, thể hiện ở việc triển khai dự án và bán sản phẩm ra ngoài thị trường gặp nhiều khó khăn hơn những thương hiệu bất động sản mạnh.
Từ góc độ kinh tế, nếu doanh nghiệp bất động sản hoặc chủ đầu tư Việt Nam đã triển khai tốt hệ thống bản sắc nhận diện thương hiệu, qua đó phối hợp các mục tiêu chiến thuật mang tính tác vụ hàng ngày của truyền thông marketing với mục tiêu xây dựng hình ảnh mang tính chiến lược lâu dài, vậy doanh nghiệp ban nên khác biệt để có thế quan trọng so với đối thủ cạnh tranh.