Vạch trần 5 chiêu trò “lùa gà” tinh vi khiến hàng nghìn NĐT “sập bẫy”

 

Nhìn lại năm 2021, rất nhiều vụ “lùa gà” diễn ra, các chủ sản, chủ dự án đầu tư BĐS ôm tiền biến mất, để sự hoang mang, mất mát cho các NĐT. Họ đưa ra các miếng mồi câu để nhử con mồi sập bẫy đã giăng sẵn. Điều này gây nên rối loạn thị trường BĐS, khiến hàng nghìn NĐT chao đảo vì mất tiền , kiện tụng rối ren. Vậy “lùa gà’ là gì? Cùng Sen Vàng Group tìm hiểu về 5 chiêu trò “ lùa gà” phổ biến trong giới BĐS.

1. Lùa gà là gì?

Lùa gà là việc làm giả quy hoạch bán đất. Chiêu trò này thường diễn ra ở các khu vực đang “sốt đất”, có ít thông tin, chính quyền nằm ở vùng nông thôn. Lợi dụng tâm lý chạy theo đám đông của khách hàng, các cò mồi bày ra các chiêu thức làm giả giấy tờ quy hoạch để gài con mồi vào bẫy. 

 

Hiện tượng lùa gà diễn ra phổ biến, các môi giới lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng để dụ dỗ, lừa đảo. Tinh vi hơn là các cò mồi dàn dựng cảnh bán đất như chạy giặc để đánh vào tâm lý bị ảnh hưởng bởi số đông.

 

2. 5 chiêu trò “ lùa gà” khiến hàng nghìn NĐT “sập bẫy”

a. Treo đầu dê bán thịt chó

Các môi giới BĐS thường đưa ra các lô đất, căn hộ đẹp, với nhiều tiện ích, giá thành rẻ để cò mồi khách hàng. Thế nhưng khi khách hàng đến xem hoặc đặt cọc, họ sẽ tráo thành lô đất, căn hộ kém chất lượng. 

Các môi giới bày ra hàng loạt các chiêu trò lừa đảo tinh vi như: chào bán ảo những lô đất có vị trí đẹp, tiện ích nội khu.. Nhưng thực tế thì toàn những lô có phong thủy kém, đâm thẳng vào nhà hay vướng cây cối.

Ví dụ các cò đất dẫn khách đi xem lô 21 nhưng khách đặt cọc xong lại giao bán cho lô 20 có lỗi. Khách hàng không theo dõi kỹ hợp đồng sẽ dễ mắc vào bẫy, gây tổn thất to lớn về tiền bạc và thời gian.

 

Hơn nữa, các cò môi còn gian xảo khi lừa khách hàng với những ưu đãi giá bán hỗ trợ của ngân hàng. Khách hàng cứ nghĩ được lợi nhưng thực chất là bị lừa khoản tiền lớn về giá trị thực của mảnh đất. Đây là một trong những chiêu trò lùa gà phố biến được môi giới áp dụng.

b. Chim mồi

Chiêu thức này được đánh giá cao và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Các môi giới sẽ lôi kéo, cò mồi khách hàng mua những lô đất ảo, không đúng giá trị thực mà họ bỏ ra. Các môi giới sẽ dùng đòn tâm lý để tác động đến quyết định mua của khách hàng. Chúng lên kế hoạch, sắp đặt vài người đến tranh giành mua mảnh đất. Khách hàng dễ bị ảnh hưởng bởi số đông, công thêm lời giục giã của cò mồi: không nhanh sẽ có người khác cọc mất…

Chiêu thức “chim mồi” có hiệu quả rất lớn. Khách hàng thường quyết định đặt cọc ngay để tránh bị tranh mất đất. Sự vội vàng này sẽ dẫn đến quyết định sai lầm, gây tổn thất lớn về tiền bạc và thời gian.

c. Thả con săn sắt, bắt con cá rô

Dù là chiêu thức ít xảy ra nhưng các NĐT cũng cần cẩn thận. Các môi giới có thể lừa đảo bất cứ lúc nào. Ví dụ, cò mồi sẽ đưa khách đến vị trí B, có địa hình đẹp, giá rẻ. Nhưng khi đặt cọc xong, môi giới bày trò gọi tới nói rằng có người muốn mua với giá cao hơn. Chiêu trò lừa gạt này nhằm thúc đẩy tâm lý muốn sở hữu ngay của khách hàng. 

Các môi giới tạo cho khách hàng cảm giác đầu tư đúng chỗ tốt, và thấy dự án khả thi, họ sẽ tiếp tục chào bán thêm vài lô đất nữa. Lòng tham khách hàng nổi lên, khách hàng mua thêm vài lô. Đây chính là chiêu trò “Thả con săn sắt, bắt con cá rô”.

d. Kênh giá

Kênh giá việc bán chênh lệch giá khi môi giới mua giá rẻ từ chủ đầu tư và bán với giá cao cho khách hàng. Thủ thuật này tuy không phải là lừa đảo nhưng nếu áp dụng thường xuyên sẽ khiến người bán và người mua có tâm lý khó chịu. Sự chênh lệch giá cao gây rối loạn thị trường, khách hàng có cái nhìn không tốt về BĐS và lâu dần họ không thích làm việc với môi giới.

 

Nhờ kỹ năng đàm phán, ăn nói khéo léo, các môi giới dễ dàng chào bán lô đất với giá cao cho khách và mua với mức giá rẻ từ chủ đầu tư. Ví dụ, một lô đất 2 tỷ, cò mồi hô giá bán lên đến 2,2 tỷ – 2,3 tỷ đồng để đút túi vài trăm triệu. Khi ra công chứng và làm hợp đồng thì người bán và người mua mới biết căn nhà bị kênh giá.

e. Làm giả quy hoạch bán đất

Làm giả quy hoạch đất không chỉ đơn thuần là chiêu thức lừa đảo, nó còn liên quan đến vấn đề pháp luật. Chiêu thức này được sử dụng phổ biến các khu vực đang “sốt đất”, ít thông tin, chính quyền nằm ở vùng nông thôn…

Các cò đất mạo danh chủ đầu tư nhận cọc nhằm sập bẫy khách hàng. Các căn hộ đang trong quá trình hoàn thiện, nhưng cò mồi lợi dụng điều đó tự nhận là của mình để lừa cọc. Các NĐT phải chủ động tìm hiểu kỹ lưỡng về thông tin để tránh sập bẫy từ môi giới.

Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Ngọc