Đại hạ giá, “băm” nhỏ diện tích căn hộ, chuyển đổi dự án từ trung cấp thành nhà ở xã hội, bán phá giá, tạo cơn sốt ảo, ỉm hàng… là những “ độc chiêu” của chủ đầu tư nhằm lôi kéo, lừa đảo khách hàng nhẹ dạ cả tin. Cùng Sen Vàng Group tìm hiểu các chiêu trò lừa đảo mà chủ đầu tư thường sử dụng để “cò mồi” khách hàng
1. Lừa đảo thông qua dạy cách đầu tư
Dán mác là các chủ đầu tư uy tín, các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, những kẻ lừa đảo sẽ đề cập đến thành tích, chiến lược ảo như: bằng khen, giấy chứng nhận về đầu tư BĐS, kinh nghiệm đầu tư trên 10 năm…để dạy bạn cách kiếm tiền khi tham gia vào thị trường bất động sản. Đánh vào tâm lý tham lam, muốn làm giàu nhanh chóng, các khách hàng dễ bị mắc bẫy của các chủ đầu tư.
Để tạo niềm tin từ khách hàng, các chủ đầu tư tổ chức các chương trình quảng cáo online hoặc trên Tivi, đưa các ưu đãi khuyến mãi miễn phí xem sự kiện…nhưng thực chất đó chỉ là hình thức ảo nhằm mục đích lừa khoản phí khổng lồ để có được những bài học viển vông.
2. Tạo “cơn sốt” giả
Trên thực thế, không ít “chiêu thức” được các chủ đầu tư tung ra để bán bằng được bất động sản với giá cao mà khách hàng không hề hay biết mình đang mắc bẫy. Một trong những chiêu thức này là tạo nên các “cơn sốt” giả. Các chủ đầu tư hệ thống các con số bán hàng ảo với hàng chục căn hàng ngày, tư vấn các căn hộ đẹp giá rẻ cho khách nhưng khi khách đến xem lại thông báo là hết. Chủ đầu tư lươn lẹo đưa ra chiêu trò nhằm bẫy khách hàng nếu muốn sở hữu phải chịu tiền chuyển lượng và chênh lệch lên tới cả trăm triệu đồng.
Theo các chuyên gia bất động sản, đợt “sốt” giá đất tại các quận, huyện ngoại thành Sài Gòn thời gian qua đều do chủ đầu tư thổi giá đất nền với nhiều thủ đoạn. Có những khu vực giá đất tăng lên hằng ngày. Từ những khu đất không ai ngó ngàng, giá đất chỉ 4-5 triệu đồng/m2, nhưng ít ngày làm giá, đất bỗng chốc đội giá lên 12-14 triệu đồng/m2.
3. Lừa đảo thông qua hội thảo đầu tư bất động sản
Các chủ đầu tư tổ chức các cuộc hội thảo trực tiếp và online về những chương trình quảng cáo dạy các nhà đầu tư kinh doanh “phi rủi ro”. Với cam kết đảm bảo tự do tài chính, dạy cách kiếm tiền nhanh chóng, đơn giản, các nhà đầu tư dễ dàng sa vào bẫy giăng sẵn và không thoát ra được.
Nguy hiểm hơn, một số hội thảo còn có sự xuất hiện của những người nổi tiếng tâng bốc về dự án, chia sẻ những thành công khi đầu tư… làm gia tăng sự tin tưởng, đẩy nhà đầu tư vào hố đen được đào sẵn. Hầu hết những người đổ tiền vào các cuộc hội thảo đầu tư bất động thường không thu được lợi nhuận tương đương với những lời quảng cáo.
Các chủ đầu tư thường sử dụng lời quảng cáo hoa mỹ, bay bổng nhằm thúc đẩy lòng tham của khách hàng. Hơn hết các lời quảng cáo đó đều là những lời nói dối, cò mò khách với hàng loạt các chiêu trò như: kiếm tiền nhanh chóng kể cả thiếu kinh nghiệm và kiến thức; chỉ cần ở nhà gọi điện là có tiền; cam kết cung cấp biện pháp an toàn cho nhà đầu tư trong nhiều năm…
4. “Ỉm hàng” chờ thời cơ tăng giá
Một trong những chiêu trò lừa đảo khách quan thuộc của các chủ đầu tư BĐS là ôm các suất bán rồi chờ thời cơ tăng giá, bán phá giá, ăn chênh lệch. Các chủ đầu tư lợi dụng tâm lý mua theo đám đông và vồ vập theo thị trường của khách hàng để tăng giá và bẫy khách hàng.
Ví dụ về một chiêu trò lừa đảo phố biển nhưng rất đơn giản của giới đầu tư, nếu đợt 1 mức giá giảm chỉ còn 22 triệu đồng/m2, đợt 2 sẽ tăng lên 28 triệu đồng/m2. Chủ đầu tư thường ôm suất bán đợt 1 rồi chờ đợi thời cơ giá thị trường mức cao hơn, chỉ cần bán lại mức 24 triệu đồng/m2 đã là hàng trăm triệu đồng chênh lệch.
Như vậy, chỉ cần thay đổi giá bán, khách hàng thấy rẻ hơn lại đổ nhào vào mua vì nghĩ được món hời, nhưng thực chất là chiêu trò bẫy khách hàng vào những lô đất ảo. Thực trạng này kéo dài sẽ gây nhiễu loạn thị trường, các chủ đầu tư cạnh tranh không lành mạnh, bị bán phá giá, chênh lệch giá lớn…gây ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản và hậu quả khách hàng bị ép giá.
5. Mánh khóe lừa đảo tinh vi qua hợp đồng vi bằng.
Một trong những chiêu trò lừa đảo tinh vi của chủ đầu tư đó là sử dụng các hợp đồng vi bằng để đánh lừa khách hàng có ít kinh nghiệm và hiểu biết BĐS. Họ sử dụng các chứng từ như : vi bằng công chứng thừa phát lại hay công chứng thừa phát lại để dụ dỗ người mua nhà vào tròng. Các nhà đầu tư thiếu hiểu biết, kinh nghiệm dễ bị mắc bẫy bởi hợp đồng giả, không có tính pháp lý, gây mất thời gian mà tiền bạc.
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài Ngọc.