Bản tin Kinh tế – Chính trị – Bất động sản Tây Hồ tháng 7/2021

Bản tin Kinh tế – Chính trị – Bất động sản Tây Hồ tháng 7 là bản tin được thực hiện bởi Kênh đầu tư Sen Vàng. Và để bắt đầu, hãy cùng Bất động sản Sen Vàng điểm lại những tin chính nổi bật trong tháng 7/2021 vừa qua tại thị trường Tây Hồ.

 

I. Điểm tin Kinh tế – xã hội Tây Hồ

 

1. Quận Tây Hồ thực hiện mô hình chính quyền đô thị

 

Bất động sản Tây Hồ

 

Ngày 30/6, UBND quận Tây Hồ tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn quận từ ngày 1/7/2021 theo Nghị định số 32/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ.

 

Theo quy định tại Nghị quyết số 97/2019/NQ14 của Quốc hội và Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày mai (1/7/2021) các quận và thị xã Sơn Tây thuộc TP Hà Nội chính thức tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị (không tổ chức HĐND phường và chính quyền phường); UBND các phường hoạt động và chỉ thực hiện nhiệm vụ với vai trò, vị trí, chức năng nhiệm vụ là một tổ chức hành chính có chức năng tham mưu, giúp việc cho UBND quận tại phường. 

 

Theo đó, UBND quận yêu cầu phòng, ban, ngành của quận và các phường thực hiện nghiêm nội dung trong Nghị định số 32/2021/NĐ-CP và Kế hoạch số 100/KH-UBND; đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể đến từng cơ quan, đơn vị có liên quan, đảm bảo tiến độ thời gian hoàn thành các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch số 154/KH-UBND của UBND quận.

 

2. Hà Nội giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 06h00 ngày 24/7

 

Tối 23/7, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 17/CĐ-UBND, theo đó Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong vòng 15 ngày kể từ 06h00 ngày 24/7 trên phạm vi toàn Thành phố.

 

chi-thi-16

 

TP. Hà Nội yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động. Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.

 

Thực hiện khai báo y tế hằng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone. Liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác…

 

 

3. Quận Tây Hồ: Gần 50 tỷ đồng hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

 

Cụ thể, gần 50 tỷ đồng (49,8 tỷ đồng) sẽ được dùng để hỗ trợ cho 22.400 trường hợp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, có khoảng 11.000 lao động tự do; 1.600 hộ kinh doanh bị ảnh hưởng; 9.800 lao động thất nghiệp…

 

Liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, lãnh đạo quận Tây Hồ cho biết, trong ngày, lực lượng chức năng quận đã triển khai tiêm được 618 mũi vaccine phòng, chống Covid-19 cho các đối tượng ưu tiên tại 9 điểm trên địa bàn. Lũy tích, tổng số đợt 5 quận Tây Hồ đã tiêm được 7.367 mũi vaccine cho người dân trên địa bàn.

 

Đồng thời, UBND quận tiếp tục triển khai đồng loạt việc phát thẻ vào chợ trên địa bàn các phường thuộc quận. Theo ghi nhận, hầu hết người dân trên địa bàn đều đồng tình hưởng ứng, ủng hộ cách làm của chính quyền.

 

II. Điểm tin quy hoạch – Bất động sản Tây Hồ tháng 7

 

1. Hà Nội giải đáp những khó khăn trong dự án “treo” ở quận Tây Hồ

 

UBND TP Hà Nội đã có văn bản 1504/UBND-TH ngày 18/5/2021, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp thứ 18, HĐND TP khóa XV. Trong đó có trả lời về nội dung liên quan đến việc triển khai Dự án khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2 và Dự án nằm trong khu bán đảo Quảng An và trục không gian đường Đặng Thai Mai.

 

Về dự án khu đô thị Nam Thăng Long giai đoạn 2, UBND thành phố Hà Nội cho biết, dự án đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1106/TTg ngày 19/12/1997 về việc cho Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị Hà Nội thuê đất để góp vốn liên doanh trong Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long. 

 

du-an-treo-bat-dong-san-tay-ho-thnag-7

 

Tuy nhiên, còn tồn tại 09 hộ gia đình với diện tích 2.111m2 thuộc tổ 41 chu GPMB trong quy hoạch trồng cây xanh của dự án. Ngay từ ban đầu các hộ không đồng thuận, liên tục có ý kiến bằng văn bản và ý kiến tại các buổi tiếp xúc cử tri của Quận, Thành phố đề nghị không thu hồi GPMB tại khu vực này.  UBND quận Tây Hồ đã có văn bản số 493/UBND-TNMT ngày 13/4/2018 báo cáo và đề xuất Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, báo cáo UBND TP chấp thuận việc điều chỉnh chỉ giới thu hồi đất tại vị trí nêu trên.

 

Về Dự án nằm trong khu bán đảo Quảng An và trục không gian đường Đặng Thai Mai, phường Quảng An. Chủ trương nghiên cứu và lập dự án đầu tư xây dựng Cụm công trình nhà hát Opera và các công trình văn hóa tâm linh Quảng An – Tây Hồ bằng nguồn vốn xã hội hóa đã được Thường trực Thành ủy đồng ý tại văn bản số 525-TB/TU ngày 17/01/2017. Tuy nhiên, đến nay, Dự án chưa được chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư, chưa lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án.

 

2. Hà Nội xin ý kiến chuyển nhượng dự án thành phần ‘siêu’ đô thị Ciputra hơn 2 tỷ USD

 

Bộ Xây dựng vừa cho ý kiến hướng dẫn về việc thực hiện thủ tục chuyển nhượng một phần dự án khu đô thị Nam Thăng Long (khu đô thị Ciputra) quận Tây Hồ, Hà Nội do Công ty TNHH phát triển khu đô thị Nam Thăng Long làm chủ đầu tư.

 

du-an-ciputra-bat-dong-sna-tay-ho-thang-7

 

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Xây dựng cho biết, về thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản, trước thời điểm Luật đầu tư 2020 có hiệu lực thi hành thì thẩm quyền cho phép chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

 

3. Bất động sản Tây Hồ tháng 7: Loạt quy hoạch triển khai năm 2021 thay đổi diện mạo khu vực hồ Tây

 

Theo kế hoạch trong năm 2021, quận Tây Hồ sẽ thực hiện 112 danh mục dự án với tổng mức đầu tư 468 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án hạ tầng xung quanh khu vực hồ Tây.

 

loat-du-an-bat-dong-san-tay-ho

 

Theo Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ, Hà Nội, trong năm 2021, quận sẽ triển khai mới nhiều dự án quanh khu vực hồ Tây như tuyến đường Đặng Thai Mai – giai đoạn 1; mở rộng tuyến đường Tô Ngọc Vân theo quy hoạch; xây dựng tuyến đường Xuân Diệu đến đường Âu Cơ; giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng khớp nối tuyến ngõ 175 Lạc Long Quân.

 

Bên cạnh đó, còn có một số dự án chuyển tiếp từ giai đoạn trước như xây dựng tuyến đường ngõ 52 Tô Ngọc Vân; tuyến đường ngõ 612 Lạc Long Quân; đường ngõ 45 Võng Thị; cải tạo, nâng cấp đường Xuân Diệu; xây dựng tuyến đường ngõ 254 Thụy Khuê; xây dựng tuyến ngõ 343 An Dương Vương; mở rộng tuyến đường từ phố Tây Hồ đến phố Quảng Bá;…

 

4. Hà Nội: “Cám cảnh” tuyến đường hẹn 6 tháng nhưng hơn 7 năm chưa giải phóng xong mặt bằng

 

Tuyến đường nối cầu Nhật Tân (Vành đai 2) với cầu Thăng Long (Vành đai 3) dài hơn 2km, khởi công tháng 2/2014 được hẹn hoàn thành trong 6 tháng nhưng đã hơn 7 năm qua dự án chưa giải phóng xong mặt bằng. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 2/2014, do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển Hạ tầng UDIC làm chủ đầu tư. 

 

bat-dong-san-tay-ho-thang-7

 

Hiện nay dự án chỉ được triển khai 1,8km ở phía phường Phú Thượng. Phần còn lại thuộc phường Đông Ngạc đang thi công trên phần đường đã bàn giao mặt bằng. Đáng chú ý, vài trăm mét ở giữa dự án thuộc hai phường Phú Thượng và Đông Ngạc, chủ đầu tư vẫn còn đang “loay hoay” chưa thể hoàn thiện do còn vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

 

Dự án còn khoảng 30 hộ dân cùng một phần khu Xí nghiệp hóa chất vẫn đang sinh sống trên phần đất thuộc dự án mở đường nối hai vành đai 2 và 3 chưa được giải tỏa liên quan đến công tác hỗ trợ, đền bù..

 

5. Lộ diện loạt sai phạm tại dự án Dream Land Tây Hồ

 

Cụ thế, kết luận thanh tra của Thanh tra chính phủ đã chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án Dream Land Tây Hồ do Công ty CP đầu tư An Lộc làm chủ đầu tư, công ty cổ phần BIC Việt Nam và Công ty cổ phần đầu tư thương mại Vinaaland là đơn vị phát triển dự án.

 

du-an-dream-land-bat-dong-san-tay-ho

 

Cụ thể, dự án Dream Land được chủ đầu tư khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện theo quy định như: Chưa được bàn giao hồ sơ mốc giới giao đất tại thực địa; chưa có quyết định phê duyệt thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chủ đầu tư chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, chưa có giấy phép xây dựng… Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án còn xây dựng khu nhà ở thấp tầng 46 căn, vượt 6 căn so với quy hoạch tổng mặt bằng được duyệt.

 

Đồng thời, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND TP Hà Nội xem xét xử lý đối với 6 căn nhà ở thấp tầng xây dựng vượt quy hoạch tại dự án Dream Land 107 Xuân La. Yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định pháp luật.

 

Thông tin vừa rồi đã kết thúc bản tin Kinh tế –  Chính trị – Bất động sản Tây Hồ tháng 7 năm 2021 của Kênh đầu tư Sen Vàng. Xem thêm bản tin Tây Hồ tại đây.