Xu hướng phát triển thị trường bất động sản 2022 – 2025 có nhiều dấu hiệu lạc quan

Sáng 26/05, Realcom – Cộng đồng Phát triển BĐS Bền vững đã tổ chức buổi hội thảo trực tuyến với chủ đề “Xu hướng phát triển thị trường bất động sản 2022 – 2025” nhằm mang đến cái nhìn tổng quan nhất về thị trường bất động sản năm 2022 cũng như đưa đến cái nhìn mới về bất động sản nghỉ dưỡng cho nhà đầu tư. 

Mở đầu sự kiện, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc – Founder Sen Vàng Group, thành viên ban sáng lập Realcom chia sẻ về phần “Tổng kết và dự báo xu hướng bất động sản 2022”. 

Về tổng quan kinh tế – xã hội, Ms Bích Ngọc chia sẻ: “Về kinh tế vĩ mô, nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp trở lại hoạt động bình thường, du lịch bắt đầu tăng trưởng trở lại, nguồn vốn FDI bắt đầu tăng trưởng, ứng phó Đại dịch Covid 19 thành công, Tổ chức Seagames thành công.”

Cùng nhiều xu hướng thị trường bất động sản trong năm 2022 như quy hoạch – hạ tầng, pháp lý, nguồn vốn, M&A, bất động sản xanh, Proptech, …cũng được Ms. Bích Ngọc chỉ ra rõ ràng. 

Cuối cùng là giải pháp của doanh nghiệp trong năm 2022: Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các ứng dụng công nghệ; Phát triển các dòng sản phẩm, dịch vụ mới; Thực hiện M&A, đầu tư mua lại các dự án bất động sản đầy tiềm năng, tăng cường công tác quản trị tài chính, quản trị rủi ro; Thực hiện chiến lược phát triển bền vững và Tăng cường đào tạo, cải thiện nhân sự thích hợp với thời đại công nghệ số. 

Phần thứ 2, TS. Hoàng Hữu Phế chia sẻ về chủ đề “Hiện tượng bong bóng bất động sản” – một vấn đề nổi cộm được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. 

Trong phần này, TS. Hữu Phê đã chia sẻ về khái niệm bong bóng bất động sản với hai dạng là bong bóng hợp lý và bóng bóng bất hợp lý cùng ví dụ minh hoạ rõ nét: Dutch Tulip Mania, bong bóng công ty Mississippi, bong bóng Công ty South Sea, Dot-com Bubble, ….

Mặc dù không phải là một hiện tượng mới nhưng cho đến hôm nay bản chất của bong bóng tài sản chưa bao giờ đạt được sự đồng thuận, cả trong các cộng đồng học thuật cũng như kinh doanh. Lý do thiếu sự đồng thuận này chính là vì các nguyên tắc cơ bản của kinh tế dòng chính hiện nay (mainstream economics, hay kinh tế tân cổ điển, neoclassical economics) không cho phép thừa nhận sự có mặt trong một thời gian nhất định của hiện tượng bong bóng tài sản” 

Cùng với lý thuyết Vị thế – Chất lượng (SQTO) mà Mr. Hữu Phê rất tâm đắc: “Lý thuyết đã đưa ra một sự chuyển đổi mô thức (paradigm shift) trong hiểu biết về bong bóng bất động sản, dẫn đến sự định nghĩa khúc chiết, định lượng, và mở ra khả năng dự báo, nhận biết và ứng xử với hiện tượng bong bóng bất động sản với độ tin cậy cao.

Phần thứ 3, Mr. Nguyễn Minh Ngọc – Phó trưởng khoa thẩm định giá kinh doanh BĐS đại học Tài chính Marketing đã bày tỏ quan điểm về chủ đề “Bất động sản nghỉ dưỡng – Xu hướng sử dụng đất đai vùng hộ ở Việt Nam theo trào lưu của thế giới

Mr. Ngọc cũng nói rõ về 6 xu hướng phát triển đất đai vùng hồ ở Việt Nam – Nhìn ra thế giới, đó là: 

  • Xu thế mới trong phương thức cung cấp nhà ở: Cung cấp dịch vụ đa chiều cảm xúc; Từ mức độ thấp đến cao. 
  • Xu thế mới trong quan niệm nhà ở, nơi ở: Từ “ăn no mặc ấm” đến “Ăn ngon mặc đẹp”; Từ sử dụng đến vị thế: phân mảng TT và phân cực người mua; đa dạng hoá sở thích và cuộc đua tìm TT ngách. 
  • Xu thế mới trong phong cách sống: Từ đô thị hoá nói chung đến đô thị hoá chức năng, mục tiêu, tiêu chuẩn; từ face-to-face
  • Động năng mới trong hình thành và phát triển kinh tế đô thị: low carbon, chi phí thấp, đô thị du lịch 
  • Xu thế mới trong phát triển không gian đô thị: từ cấu trúc nén đến động thái “bung”.
  • Xu thế mới về vị trí đô thị: xoay trục hướng về nước ngọt (đô thị hồ) 

Tóm lại, Mr. Minh Ngọc nhận định xu thế mới sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với cá nhân và tổ chức đầu tư phát triển về giá trị sử dụng, đầu tư, khai thác, tích lũy (Gia sản) nhưng cũng kéo theo không ít thách thức về thông tin, pháp lý, năng lực kỹ trị, nhiều cạm bẫy khách quan và chủ quan

Mr. Minh Ngọc cũng chia sẻ thêm: “Việt Nam có lợi thế lớn trong cạnh tranh phát triển đô thị vùng hồ nên nhà đầu tư cần tránh những “vết xe đổ” của phát triển vùng biển khi tham gia vào thị trường này” 

Cuối cùng là phần của Mr. Ngọc Bùi – trưởng ban tổ chức giải thưởng bất động sản quốc tế DOT PROPERTY VIETNAM AWARDS, thành viên ban sáng lập Realcom và cũng là Founder của Alpha Asia Group thảo luận về chủ đề “Giá trị bền vững của các khu đô thị xanh – thông minh trong phát triển dự án bất động sản

Theo quan sát nhìn nhận thị trường, Mr Ngọc Bùi chia sẻ 3 vấn đề nổi cộm: 

  • Ngày càng nhiều dự án xanh – thông minh đƣợc phát triển, đặc biệt là các tỉnh, thành phố lân cận 2 TP lớn là HCM và Hà Nội.
  • Nhiều dự án mặc dù gắn mác xanh – thông minh nhƣng sự thật sự thật chỉ thực hiện một cách sơ sài.
  • Nhiều nhà đầu tƣ càng quan tâm nhiều hơn đến các dự án xanh – thông minh.

Để mô hình các khu đô thị xanh thông – minh đƣợc phát huy một cách tối đa, cần phải có sự đồng nhất trong quan điểm, hành động từ sự hỗ trợ của nhà nƣớc, cho tới cái tâm của chủ đầu tư và ý thức, tư duy của ngƣời dân về mô hình này, như vậy mới mong đô thị xanh – thông minh phát triển rộng khắp”.

Mr. Ngọc Bùi cũng đưa ra 4 lời khuyên cho những ai quan tâm đến mô hình này: 

  • Áp dụng tiêu chí XANH – THÔNG MINH vào sớm trong giai đoạn lên kế hoạch dự án nhằm tối ƣu chi phí và tránh phát sinh thêm chi phí.
  • Sự thiên vị khi áp dụng chiến lược xanh-thông minh này có thể dẫn tới bỏ qua các phương án phát triển đô thị đầy hứa hẹn khác. Do đó cần chú trọng những giá thị thực tế và toàn diện.
  • Cần lưu ý đến mối quan ngại về bảo mật thông tin.
  • Cần tính toán kỹ chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng ở các khu đô thị xanh – thông minh thường lớn.

Cuối sự kiện, dù đã hết giờ nhưng các diễn giả vẫn rất tâm huyết trả lời những thắc mắc của các doanh nghiệp trong phần Q&A. Vậy là hội thảo thứ 9 trong chuỗi sự kiện “Phát triển bất động sản bền vững kỷ nguyên số” do RealCom tổ chức đã khép lại thành công tốt đẹp. Hy vọng với những chia sẻ của diễn giả, các doanh nghiệp và người làm nghề bất động sản đã có những thông tin hữu ích để lên kế hoạch đầu tư sinh lời mới trong năm 2022-2025.