Top 10 thương vụ M&A Bất động sản 2020

 

1. KKR  & Temasek – Vinhomes

 

Một nhóm nhà đầu tư do quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts (KKR, Hoa Kỳ) đứng đầu, trong đó có quỹ đầu tư Temasek (Singapore) đã hoàn tất giao dịch mua lại hơn 200 triệu cổ phần

 

VHM của CTCP Vinhomes thông qua giao dịch thỏa thuận, với giá trị giao dịch lên tới 15.100 tỷ đồng, tương đương 650 triệu USD. 

 

Với tỷ lệ nắm giữ sau giao dịch là 6% cổ phần, nhóm nhà đầu tư ngoại này đã trở thành cổ đông lớn (nắm trên 5% vốn) của Vinhomes. Sau giao dịch này, Tập đoàn Vingroup vẫn nắm quyền chi phối tại Vinhomes với tỷ lệ nắm giữ gần 71% cổ phần. Bên cạnh Temasek, một quỹ đầu tư khác của Singapore là GIC cũng đang nắm giữ 5,85% vốn tại Vinhomes. 

 

Vinhomes hiện là nhà phát triển bất động sản có quy mô tài sản lớn nhất trên thị trường. Năm 2019, công ty này ghi nhận 51.626 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 24.319 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2019 của Vinhomes ghi nhận giá trị 197.241 tỷ đồng.

 

Trong khi đó, KKR và Temasek đều là những quỹ đầu tư hàng đầu trên thế giới và đã hiện diện tại Việt Nam thông qua những khoản đầu tư hàng trăm triệu USD.

 

 2. Danh Khôi Holdings – Dự án Sun Frontier

 

 


Sun Frontier là Tập đoàn bất động sản Nhật Bản với 17 chi nhánh. Được thành lập vào năm 1999, trụ sở đặt tại Thành phố Tokyo. Sun Frontier là công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, cải tạo và khai thác bất động sản như văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, khách sạn, resort.

Tập đoàn Danh Khôi mua lại quyền sở hữu dự án 100% từ Công ty TNHH MTV Đầu tư Sun Frontier để chính thức trở thành chủ đầu tư dự án Sun Frontier tại Đà Nẵng. Sau khi chính thức mua lại dự án này, Tập đoàn Danh Khôi đã bắt tay triển khai dự án với tên gọi mới là The Royal – Boutique & Condo Da Nang (The Royal).

 

Năm 2019, một nhà đầu tư đến từ Nhật Bản là Sanei Architecture Planning đã quyết định “bắt tay” với Netland, trở thành đối tác chiến lược trong việc thực hiện đầu tư các dự án. Netland chính là công ty mẹ nắm 95% vốn của Danh Khôi.

 

 3. Các thương vụ M&A của tập đoàn Novaland

 

 

Thông tin do CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, Mã: NVL) công bố, trong quý III/2020, Novaland đã hoàn tất thỏa thuận chuyển nhượng 51% cổ phần tại một công ty sở hữu dự án ở trung tâm TP HCM.

 

Cũng trong quý III, Novaland đã hoàn thành mua 99,98% vốn của CTCP Đầu tư Liberty, doanh nghiệp nắm 14,1% vốn điều lệ của CTCP Thạnh Mỹ Lợi. Tại thời điểm ngày 30/9/2020, Novaland sở hữu gần 70% cổ phần tại CTCP Thạnh Mỹ Lợi.

 

Theo tìm hiểu, CTCP Thạnh Mỹ Lợi là doanh nghiệp sở hữu dự án khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi có quy mô khoảng 180 ha tại phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM.

 

Bên cạnh đó, Novaland cũng hoàn tất mua 99,96% cổ phần của CTCP Địa ốc Ngân Hiệp và 99,98% cổ phần của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Huy, doanh nghiệp đang nắm giữ hơn 69.500 cổ phần của CTCP Địa ốc Ngân Hiệp, tương đương 69,5 tỷ đồng.

 

CTCP Địa ốc Ngân Hiệp là chủ sở hữu của các dự án Khu du lịch Ngân Hiệp 1 – Hồ Tràm và Khu du lịch Ngân Hiệp 2 – Hồ Tràm tại xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.

 

4. Mitsubishi và Nomura rót 100 tỷ Yên phát triển Vinhomes Grand Park cùng Vingroup

 

 

Tập đoàn thương mại Mitsubishi và Tập đoàn bất động sản Nomura của Nhật Bản sẽ hợp tác với Tập đoàn Vingroup của Việt Nam xây dựng khu đô thị thông minh Vinhomes Grand Park tại Thành phố Hồ Chí Minh với số vốn đầu tư lên tới 100 tỷ yên (khoảng 908 triệu USD).

 

Mitsubishi và Nomura dự kiến sẽ tham gia với Vinhomes trong việc xây dựng một phần dự án, cụ thể là xây dựng 21 tòa chung cư cao tầng tại phân khu The Origami để cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 căn hộ vào năm 2020. Tỷ lệ góp vốn lần lượt là Mitsubishi 40%, Nomura 40% và Vinhomes 20%.

 

 5. Tập đoàn Logos Property đầu tư 350 triệu USD vào Việt Nam.

 

 

Đầu tháng 8, tập đoàn bất động sản LOGOS của Úc đã thông qua việc thành lập liên doanh LOGOS Vietnam Logistics Venture, đầu tư khoảng 350 triệu USD vào lĩnh vực hậu cần tại Việt Nam. Thông qua liên doanh này, LOGOS và đối tác đầu tư muốn xây dựng một danh mục các cơ sở hậu cần chất lượng, hiện đại nhằm hỗ trợ sự phát triển của khách hàng trong nước và quốc tế trên khắp Việt Nam. LOGOS sẽ nhắm đến các địa điểm tiềm năng như TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và sẽ sớm thực hiện các thương vụ mua lại chiến lược trong những tháng tới.

 

 6. LDG Group nhận chuyển nhượng dự án Sông Đà Riverside

 

 

Vào tháng 6/2020, CTCP Đầu tư LDG (LDG Group, Mã: LDG) chính thức nhận chuyển nhượng lại từ CTCP Đầu tư Quốc Cường Gia Lai (Mã: QCG) dự án khu căn hộ cao cấp Sông Đà Riverside.

 

Theo đó, LDG Group mua lại 99,9% cổ phần của CTCP Bất động sản Hiệp Phúc, pháp nhân sở hữu Sông Đà Riverside.

 

Dự án có diện tích hơn 2,8 ha, nằm ven sông Sài Gòn đoạn qua quận Thủ Đức (TP HCM) trên trục đường Quốc lộ 13 kết nối vào trung tâm thành phố và đường Phạm Văn Đồng.

 

Sau khi thương vụ hoàn tất, dự án được đổi tên thành Khu căn hộ cao cấp LDG River có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 4.153 tỷ đồng.

 

 7. KEPPEL LAND chuyển nhượng cổ phần tại KĐT Waterfront City

 

 

Ngày 30/11/2020, Keppel Land thông qua công ty con là Portsville đã chuyển nhượng cho Nam Long Group 30% cổ phần trong dự án Đồng Nai Waterfront City với giá trị 1,951 tỷ Đồng (tương đương 86.5 triệu USD), mang lại lợi nhuận khoảng 39.2 triệu USD. Thương vụ dự kiến sẽ được hoàn tất trong nửa đầu năm 2021.

 

Ông Joseph Low, Tổng giám đốc Keppel Land (Việt Nam), cho biết việc rút hoàn toàn khỏi dự án Đồng Nai Waterfront City phù hợp với kế hoạch kiếm lợi nhuận từ các tài sản đã được xác định và dành nguồn lực cho những cơ hội tăng trưởng mới theo tầm nhìn đến năm 2030. Phía Keppel Land sẽ tiếp tục phát triển tại thị trường Việt Nam với các dự án khu dân cư và thương mại cũng như các khu đô thị tích hợp.

 

Trước đó vào năm 2019, Nam Long cũng từng tuyên bố đã mua lại 70% cổ phần của Đồng Nai Waterfront City từ Portsville, qua đó nắm quyền triển khai đầu tư 170ha đất của dự án. Giá trị của thương vụ tại thời điểm đó được tiết lộ là 2.300 tỷ đồng. Như vậy, sau thương vụ này, phía Nam Long dự kiến chính thức sở hữu 100% dự án Đồng Nai Waterfront City.

 

 8. Him Lam mua 21,5% cổ phần tại DIC CORP

 

 

Ngày 2/12/2020, Công ty Cổ phần Kinh doanh Địa ốc Him Lam chính thức thông báo đã mua vào hơn 67 triệu cổ phiếu (hơn 1,600 tỷ Đồng) tương đương 21.5% vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) và trở thành cổ đông lớn của DIC Corp.

 

Với động thái bỏ ra hơn 1.600 tỷ đồng để sở hữu 21,5% vốn DIC Corp, dường như “ông lớn” Him Lam đang thể hiện rõ quyết tâm thực hiện dự án 10.000 tỷ đồng ở Vũng Tàu, sau khi bị cổ đông DIC Corp “phản đối” hợp tác trước đó.

 

Trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng”, sau khi cân nhắc các phương án như vay vốn từ ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính hay doanh nghiệp tự thu xếp vốn đều không khả quan, ban lãnh đạo DIC Corp đưa ra đề xuất hợp tác cùng Công ty Cổ phần Him Lam.

 

Trung tuần tháng 9/2020, HĐQT DIC Corp đã tổ chức lấy ý kiến cổ đông về chủ trương hợp tác đầu tư dự án khu đô thị mới Bắc Vũng Tàu với Him Lam.

 

Theo kế hoạch đề ra trước ngày 30/10, hai bên sẽ thành lập công ty TNHH 2 thành viên với vốn điều lệ 700 tỷ đồng, trong đó DIC Corp góp 65% vốn, công ty con do Him Lam chỉ định góp 35%. Sau khi bắt đầu triển khai đầu tư xây dựng dự án, vốn điều lệ dự kiến tăng thêm 1.000 tỷ đồng lên 1.700 tỷ đồng.

 

Ngoài ra, Him Lam đồng ý thu xếp nguồn vốn vay tổng thể cho dự án khoảng 3.500 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 là 2.000 tỷ đồng và giai đoạn 2 là 1.500 tỷ đồng, đặc biệt việc cho vay không cần tài sản thế chấp cũng như thông báo thu hồi đất.

 

 9. Tập đoàn Sumitomo rót 84 triệu USD mở rộng KCN tại Hưng Yên

 

 

 

Tập đoàn Sumitomo đã ký biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Hưng Yên về việc phát triển giai đoạn III của Khu công nghiệp (KCN) Thăng Long. Dự án có quy mô 180,5 ha, nằm trên vị trí thuộc địa bàn thị xã Mỹ Hào, theo đó gói đầu tư hạ tầng vào khoảng 84 triệu USD, dự kiến thu hút 1 tỷ USD vốn đầu tư thứ cấp. Như vậy, sau khi thành công với các KCN ở Hà Nội, Hưng Yên và Vĩnh Phúc, Sumitomo vẫn đang tiếp tục mở rộng đầu tư các KCN này. Tại Việt Nam, Tập đoàn dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh với nhiều lĩnh vực khác nhau trong thời gian tới.

 

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho biết, 10 tháng qua, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế biến, chế tạo đạt 10,7 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các KCN, KKT trong cả nước đã thu hút được 9.835 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 197,8 tỷ USD. Bên cạnh đó, còn có 9.650 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn đầu tư khoảng 2,31 triệu tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện đạt khoảng 46,3%. Quý cuối có thể chứng kiến nhiều hơn các cuộc đàm phán để đạt được thỏa thuận song phương với các đơn vị phát triển BĐS. Nếu các chuyến bay được đưa vào hoạt động vào 6 tháng đầu năm 2021, giá thuê đất, nhà xưởng và kho bãi có thể sẽ tăng lên, khiến các nhà đầu tư phải chốt giá càng sớm càng tốt.

 

 10. Thắng Lợi Group và những cái bắt tay “chuyển mình”

 

Đơn cử như trong quý I/2020, dù tình hình dịch bệnh đang trong giai đoạn chuyển biến nghiêm trọng, thế nhưng hoạt động M&A của Thắng Lợi Group trong thương vụ sáp nhập Công ty cổ phần BĐS Center Hill vẫn diễn ra với tổng giá trị lên đến 230 tỷ đồng. Vào khoảng quý III/2020, Thắng Lợi Group cũng đã hoàn tất thỏa thuận việc mua bán, sáp nhập Công ty cổ phần Đầu tư Thắng Lợi Riverside với trị giá 200 tỷ đồng. Tất cả các thương vụ M&A mà Thắng Lợi Group thực hiện đều chiếm tỷ lệ sở hữu 99% đối với các công ty thành viên. Các công ty nằm trong chiến lược M&A đều có quỹ đất lớn và dự án đang được triển khai thực tế và đã thành công như: Young Town Tây Bắc Sài Gòn, Khu đô thị phức hợp thương mại – giải trí – dịch vụ trung tâm Tân Trụ với công trình tiêu biểu là Trung tâm thương mại chợ Tân Trụ đã đưa vào hoạt động, Thắng Lợi Riverside Market, J-Dragon, Thắng Lợi Central Hill… với tổng số lượng sản phẩm được kiến tạo là hơn 6.000 sản phẩm.