Dự án Bất động sản Khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hạ tầng công nghiệp của một khu vực. Việc phát triển một dự án như vậy đòi hỏi một quy trình chặt chẽ và có hệ thống để đảm bảo rằng mục tiêu kinh doanh, môi trường và xã hội được cân nhắc đầy đủ.
Trong bài viết này, Sen Vàng sẽ đi sâu vào quy trình phát triển dự án Bất động sản Khu công nghiệp, nhấn mạnh các bước quan trọng và những thách thức thường gặp.
Sự quan trọng của Khu công nghiệp trong phát triển kinh tế và hạ tầng
Với đất công nghiệp, tỷ lệ hấp thụ 6 tháng đầu năm 2023 của thị trường cấp 1 miền Bắc và miền Nam lần lượt đạt 386ha và 397ha. Mức hấp thụ này cao hơn 20% đối với miền Nam và 60% đối với miền Bắc, so với nửa đầu năm 2022.
Khi lượng vốn FDI tiếp tục gia tăng, khiến nhu cầu bất động sản khu công nghiệp có sự tăng trưởng tích cực. Đáng chú ý, tỉ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp hiện hữu trên địa bàn đạt khoảng 80% tại khu vực phía Bắc và trên 85% tại khu vực phía nam.
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2022, KCN đã giải quyết việc làm cho hơn 11,5 triệu lao động, chiếm khoảng 32% tổng số lao động trong lĩnh vực công nghiệp.
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN trong năm 2022 đạt hơn 12.000 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 42% tổng giá trị sản xuất công nghiệp cả nước
Có thể thấy Bất động sản Khu công nghiệp đang “lên ngôi” một cách mạnh mẽ. Và từ đây tầm quan trọng của một quy trình phát triển dự án bất động sản khu công nghiệp càng được thể hiện rõ trong bối cảnh thị trường
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quy trình phát triển dự án Bất động sản Khu công nghiệp
Quy trình thực hiện dự án đầu tư trong Khu công nghiệp
Nguồn: Senvangdata.com
Bước 1: Chuẩn bị đầu tư
✓Khảo sát thông tin dự án
chủ đầu tư cần thu thập thông tin về quy hoạch, vị trí, hạ tầng, nguồn nhân lực,… của KCN để lựa chọn được dự án phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Các thông tin cần thu thập bao gồm:
- Quy hoạch chi tiết KCN
- Vị trí, diện tích, ranh giới KCN
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của KCN
- Nguồn nhân lực trong khu vực
- Các chính sách ưu đãi của địa phương
✓Đăng ký doanh nghiệp
Chủ đầu tư cần thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để thực hiện dự án đầu tư.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ công ty
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân của các thành viên, cổ đông sáng lập
- Danh sách thành viên, cổ đông sáng lập
✓Đăng ký đầu tư vào KCN
chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật, bao gồm việc nộp hồ sơ đăng ký đầu tư và nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Dự án đầu tư
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
✓Ký hợp đồng nguyên tắc thuê đất
Chủ đầu tư ký hợp đồng nguyên tắc thuê đất với chủ đầu tư KCN để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện dự án.
Hợp đồng nguyên tắc thuê đất bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Thông tin về bên cho thuê và bên thuê
- Loại đất cho thuê
- Diện tích đất cho thuê
- Giá thuê đất
- Thời hạn thuê đất
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
Bước 2: Thực hiện dự án
✓Xin chủ trương đầu tư
chủ đầu tư cần xin chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có KCN.
Hồ sơ xin chủ trương đầu tư bao gồm:
- Văn bản đề nghị xin chủ trương đầu tư
- Dự án đầu tư
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Các dự án phát triển Khu công nghiệp nhận Phê duyệt chủ trương đầu tư
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Bước 3: Quy trình giao thuê dất
✓Ký hợp đồng thuê đất
- chủ đầu tư ký hợp đồng thuê đất với chủ đầu tư KCN.
- Hợp đồng thuê đất phải được ký kết theo đúng quy định của pháp luật.
- Nội dung hợp đồng thuê đất phải đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
✓Bàn giao mặt bằng
Chủ đầu tư KCN bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư thuê theo hợp đồng thuê đất.
Việc bàn giao mặt bằng phải được lập thành biên bản.
✓Sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Chủ đầu tư làm thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ chủ đầu tư KCN sang cho mình.
Việc sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Phê duyệt tổng mặt bằng
✓Khảo sát mặt bằng hiện trạng
Chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn khảo sát mặt bằng hiện trạng của khu đất thuê.
Nội dung khảo sát mặt bằng hiện trạng bao gồm:
- Diện tích, ranh giới, vị trí của khu đất
- Địa chất, thủy văn của khu đất
- Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của khu đất
✓Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế tư vấn PCCC
✓Lập phê duyệt tổng mặt bằng
Chủ đầu tư lập hồ sơ phê duyệt tổng mặt bằng và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hồ sơ phê duyệt tổng mặt bằng bao gồm:
- Bản vẽ tổng mặt bằng
- Báo cáo giải trình tổng mặt bằng
Các dự án phát triển Khu công nghiệp khó khăn khi GPMB
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Bước 5: Thiết kế – Thẩm duyệt TKCS
✓Lập – Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM phải được đánh giá đầy đủ các tác động của dự án đến môi trường.
✓Lập- Thẩm duyệt thiết kế PCCC (Tư vấn PCCC)
Thiết kế PCCC phải đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy của nhà nước.
✓Lập – Thẩm duyệt thiết kế cơ sở (Tư vấn TK)
Bước 6: Xin cấp phép xây dựng
✓Lập – Thẩm duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán (TV TK)
Chủ đầu tư lập thiết kế kỹ thuật và dự toán và trình cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt. Thiết kế kỹ thuật và dự toán là cơ sở để thi công xây dựng dự án.
✓Xin cấp phép xây dựng: Chủ đầu tư nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng đến cơ quan có thẩm quyền.
✓Hoàn thành thủ tục đấu nối cơ sở hạ tầng: Chủ đầu tư thực hiện các thủ tục đấu nối cơ sở hạ tầng của KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật của khu vực.
Bước 7: Xây dựng
✓Đấu thầu – Lựa chọn nhà thầu xây lắp
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu xây lắp. Nhà thầu xây lắp phải có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công việc.
✓Tổ chức triển khai thi công xây lắp công trình
Chủ đầu tư tổ chức triển khai thi công xây lắp công trình theo đúng thiết kế kỹ thuật và dự toán được duyệt.
Quá trình thi công xây lắp phải đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Bước 8: Nghiệm thu
✓Nghiệm thu hoàn thành công trình: Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành công trình theo quy định của pháp luật.
✓Hoàn công
Chủ đầu tư làm thủ tục hoàn công theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận nghiệm thu hoàn thành công trình và biên bản hoàn công là cơ sở để cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (đối với dự án đầu tư xây dựng công trình khác).
✓Nghiệm thu PCCC- Đưa công trình vào sử dụng: Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu PCCC, đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật.
✓Công tác gắn tài sản trên đất: Chủ đầu tư thực hiện công tác gắn tài sản trên đất theo quy định của pháp luật.
Chi tiết Format các bước chi tiết trong Phê duyệt kế hoạch liên hệ Senvangdata.com hoặc Kênh đầu tư Sen Vàng
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Quy trình phát triển dự án Bất động sản Khu công nghiệp ” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, chủ đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có thêm thông tin về những quy trình quan trọng khi PTDA Khu công nghiệp. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: