Thống kê các cái Nhất về Kinh tế – xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam đã nổi lên như một trong những điểm nóng về kinh tế, xã hội và môi trường. Với sự đa dạng về địa lý và dân số, khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cả quốc gia. 

Trong bối cảnh sự biến đổi toàn cầu và những thách thức môi trường ngày càng trở nên quan trọng, việc thống kê và nắm bắt các chỉ số cơ bản về kinh tế, xã hội và thiên nhiên của Vùng Đông Nam Bộ so với cả nước và thế giới là một nhiệm vụ cần thiết để hiểu rõ sự phát triển của khu vực này.

Bài viết này Sen Vàng Group sẽ đi sâu vào việc tổng hợp và phân tích các thông tin quan trọng về kinh tế, xã hội và thiên nhiên của các tỉnh, thành phố trong Vùng Đông Nam Bộ thông qua những chỉ số như tăng trưởng GDP, mức độ phát triển công nghiệp, cơ cấu dân số, vấn đề xã hội như giáo dục và y tế, cùng với tình hình môi trường và biến đổi khí hậu trong khu vực này.

Giới thiệu Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam nằm ở phía đông Nam của quốc gia, chiếm một vị trí địa lý chiến lược với nhiều điểm mạnh đáng chú ý. Được bao bọc bởi biển Đông, vùng này có một hệ thống cửa sông phong phú, tạo ra điều kiện thuận lợi cho thương mại và giao thương biển.

Với diện tích rộng lớn, Đông Nam Bộ bao gồm nhiều tỉnh thành quan trọng như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, và nhiều tỉnh khác. Khí hậu ở vùng này thuộc loại nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa và mùa khô rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và hoạt động nông nghiệp. Ngoài ra, cửa sông Sài Gòn và cửa sông Cái Mep ở Bà Rịa – Vũng Tàu là những cửa khẩu biển quan trọng, kết nối vùng Đông Nam Bộ với thị trường quốc tế.

Biên giới của Đông Nam Bộ tiếp giáp với biên giới biển Đông, mở ra cơ hội lớn trong lĩnh vực thương mại và vận tải biển. Ngoài ra, vùng này cũng liền kề với các vùng lân cận như Tây Nguyên và Campuchia, tạo nên một môi trường đa dạng về văn hóa và kinh tế.

Với vị trí địa lý độc đáo và tiềm năng phát triển đa dạng, Đông Nam Bộ hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng cho sự phát triển bền vững trong tương lai, từ lĩnh vực kinh tế đến du lịch và nông nghiệp.

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Thống kê Kinh tế

Vùng ĐNB chiếm khoảng 40% GDP, đóng góp gần 60% thu ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước; có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất nước; tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng luôn cao hơn khoảng 1,4 – 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước.

ĐNB là vùng kinh tế năng động, dẫn đầu trong thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Tính đến nay, vùng chiếm khoảng 60% số dự án và gần 50% vốn FDI của cả nước và kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

GDP, GRDP

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

Năm 2022, tổng GDP của Đông Nam bộ chiếm 30,8% cả nước, trong đó GRDP của TP.HCM đứng thứ nhất, đạt 1479,2 nghìn tỷ đồng; tiếp đó là Bình Dương đạt trên 459 nghìn tỷ đồng; Đồng Nai đạt 435 nghìn tỷ đồng; Bà Rịa – Vũng Tàu đạt trên 390,3 nghìn tỷ đồng…

GRDP bình quân đầu người toàn vùng đạt 159,7 triệu đồng, cao hơn mức bình quân của cả nước (95,6 triệu đồng). Đặc biệt, mặc dù đứng thứ 3 về chỉ số GRDP, Đồng Nai lại đứng đầu GRDP bình quân đầu người (331 triệu đồng/ người). Đứng sau Đồng Nai lần lượt là Bình Dương (166 triệu đồng/ người) và Hồ Chí Minh (158 triệu đồng/ người).

Có thể nói kinh tế vùng Đông Nam Bộ năm 2022 phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, lội ngược dòng với tốc độ tăng trưởng cao, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trung bình 9,31% và giữ vững vị trí chiến lược “đầu tàu” của cả nước. 

Thu ngân sách

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

Trong 6 vùng kinh tế của Việt Nam, Đông Nam Bộ là vùng có thu ngân sách nhiều nhất cả nước. Cụ thể, số thu NSNN của vùng này năm 2022 đạt 738 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 38,22% thu ngân sách cả nước.

Trong đó, TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu cả nước và vùng Đông Nam Bộ về thu (NSNN).

Chỉ số cơ sở hạ tầng TOP đầu 

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

TP Hồ Chí Minh hiện đang đứng thứ 2 bảng xếp hạng cơ sở hạ tầng cả nước và đứng đầu vùng Đông Nam Bộ. Trong thành phố đã hình thành mạng lưới đô thị vệ tinh, trong một không gian mở thông thoáng, liên kết với nhau thông qua các tuyến trục và vành đai đang được xây dựng.

Trong nhiều năm qua, Bình Dương luôn là tỉnh đứng top 5 cả nước về chỉ số Cơ sở hạ tầng. Hệ thống các khu công nghiệp, đường sá, internet, điện… rất hiện đại và đồng bộ. Đó là cơ sở để Bình Dương có những đột phá mạnh mẽ trong thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài có chất lượng. 

Nằm ở vị trí trung tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng thời là “cửa ngõ” của đô thị lớn nhất cả nước, Đồng Nai từ lâu đã đóng vai trò là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Chính vì vậy, trong quy hoạch, Đồng Nai “sở hữu” tất cả các loại hình giao thông từ đường bộ, đường sắt, đường hàng không đến đường thủy.

Chỉ số FDI

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

Tính đến cuối năm 2022, Đông Nam Bộ vẫn là chủ lực trong việc thu hút FDI. 

Về vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vùng này giữ vị trí dẫn đầu với 40,4% tỷ trọng trên cả nước. Đáng chú ý, vùng Đông Nam Bộ có 4 địa bàn nằm trong top 5 địa bàn thu hút đầu tư lớn nhất cả nước.

TP.HCM tiếp tục dẫn đầu với số vốn đăng ký đạt 55,1 tỷ USD, chiếm 10% tỷ trọng cả nước. Với 11.220 dự án FDI và tổng vốn đầu tư đăng ký lên đến 56.007 triệu USD, Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều dự án FDI nhất trong vùng Đông Nam Bộ.

Lũy kế đến hết 2022, Bình Dương đang đứng thứ 2 cả nước (sau TPHCM) về thu hút đầu tư nước ngoài, với 4.074 dự án được cấp phép còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 39,6 tỷ USD, chiếm 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước. Lĩnh vực đầu tư tập trung chủ yếu là công nghiệp chế biến, chế tạo với 3.541 dự án, tổng vốn đầu tư 29,16 tỷ USD, chiếm 73,4% tổng số vốn đầu tư đăng ký. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký 7,36 tỷ USD, chiếm 18,5%.

Đồng Nai hiện cũng là một trong 6 tỉnh, thành dẫn đầu cả nước về thu hút vốn FDI. Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, các dự án FDI chủ yếu đầu tư vào các khu công nghiệp xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc hiện đại để phục vụ cho sản xuất. Các doanh nghiệp mới đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất theo kế hoạch, tập trung ở một số lĩnh vực như: chăn nuôi, xơ sợi dệt, giày dép, sản xuất đồ gỗ.

Tổng khách du lịch nhiều nhất 

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

Đến cuối năm 2022, Đông Nam Bộ đón trên 52,8 triệu lượt khách du lịch và đạt doanh thu hơn 148.000 tỷ đồng

Trong 6 tháng đầu năm 2023, TP.HCM giữ vững Top 1 tại Số lượng khách, Tổng doanh thu du lịch, Chi tiêu bình quân của mỗi du khách

Tứ giác kinh tế trọng điểm nhất 

Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Cả bốn tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%…

  • Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là “Hòn ngọc Viễn Đông”
  • Đồng Nai là trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là Biên Hoà.
  • Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có thị xã công nghiệp nổi bật là Bến Cát và 4 thành phố là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên. Những phát triển của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. 
  • Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) là trung tâm du lịch, khai thác – lọc – hóa dầu khí trọng điểm. Nhắc đến Bà Rịa – Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. 

Trong vùng Đông Nam Bộ, “tứ giác kinh tế” gồm TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu chính là những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu. Năm 2022, TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu là 2 trong số 4 địa phương trên cả nước có tổng thu ngân sách đạt trên 100.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Đồng Nai và Bình Dương là 2 địa phương có tổng thu ngân sách đạt trên 60.000 tỷ đồng.

Thuộc nhóm Cảng biển lớn nhất Việt Nam

Vùng Đông Nam Bộ thuộc nhóm cảng 4 (bao gồm TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và Long An). 

Nhóm cảng biển số 4 là nhóm cảng biển lớn nhất Việt Nam, cũng là nhóm cảng biển quan trọng nhất, đạt gần 300 triệu tấn hàng hóa thông qua, chiếm đến 42,2% tổng lượng hàng thông qua hệ thống cảng biển cả nước (năm 2021). 

Ngoài ra, nếu tính chỉ số CPPI năm 2022 (Container Port Performance Index) do World Bank và hãng tin tài chính S&P Global Market Intelligence công bố, Đông Nam Bộ có 3 cảng lọt vào 384 cảng có biểu hiện tốt nhất thế giới 2022 (Cái Mép, Cát Lái và Sài Gòn) còn đồng bằng sông Hồng chỉ có 1 cảng (Hải Phòng). Chỉ số này được lấy dựa trên điểm đánh giá ở các tiêu chí như thời gian tàu vào luồng, cập cảng; năng suất bốc và dỡ hàng lên xuống cảng; tổng lượng hàng/chuyến, tàu rời cảng ra luồng; tiết kiệm nhiên liệu; ứng dụng công nghệ thông tin, số hoá.

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: tham khảo Vantage-logistics.com 

Xem thêm chi tiết tại: Các chỉ số kinh tế-xã hội quan trọng của Vùng Đông nam Bộ hiện nay

Thống kê xã hội

Tổng dân số và mật độ dân số

Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng có quy mô dân số và mật độ dân số lớn nhất cả nước, với 23,45 triệu người (chiếm 23,58% dân số cả nước), bình quân khoảng 1.102 người trên 1 km2 vào năm 2022, đang trong thời kỳ “Dân số Vàng”. 

Trong khi đó, Đông Nam Bộ có tổng dân số là 18,81 triệu người, bình quân khoảng 799 người trên 1km2. 

Tỷ suất nhập cư của Đông Nam Bộ lại cao nhất cả nước với 10,3%, phản ánh sự thu hút đáng kể của vùng đất này.

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

Chỉ số HDI

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Senvangdata.com

HDI là Chỉ tiêu kinh tế – xã hội tổng hợp đo lường sự phát triển của con người trên 3 phương diện: Sức khỏe, giáo dục và thu nhập của quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa bàn địa phương của quốc gia, vùng lãnh thổ trong kỳ quan sát.

Theo số liệu thống kê năm 2020, xếp hạng chỉ số HDI của các tỉnh thuộc vùng ĐNB có 3/6 tỉnh lọt vào top 10 cả nước. Trong đó có Hồ Chí Minh xếp hạng 2.

Chỉ số sức khỏe 

Phần lớn các địa phương vùng Đông Nam Bộ có tuổi thọ trung bình khoảng 76 và tăng qua các năm. Vùng Đông Nam Bộ cũng là vùng có tuổi thọ trung bình cao nhất Việt Nam. Trong đó, Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu là 2 tỉnh có tuổi thọ cao nhất cả nước.

Chỉ số giáo dục

Trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước, Vùng Đông Nam Bộ có 3/6 địa phương nằm trong top 20 địa phương có chỉ số giáo dục cao nhất cả nước là Hồ Chí Minh (thứ 4), Bà Rịa Vũng Tàu (thứ 19) và Đồng Nai (thứ 20). 

Tỷ lệ học sinh/trường và sĩ số học sinh/lớp của vùng cao nhất cả nước, đặc biệt tỷ lệ học/trường cấp THCS cao gấp 2 lần so với trung bình cả nước.

Chỉ số thu nhập

GRDP bình quân đầu người của vùng Đông Nam Bộ đứng đầu cả nước, đạt 159,7 triệu đồng, cao hơn mức bình quân của cả nước (95,6 triệu đồng). Điều này dẫn đến chỉ số thu nhập của vùng Đông Nam Bộ cũng cao nhất Việt Nam trong báo cáo HDI, với 4/6 tỉnh nằm trong top 10 các tỉnh có chỉ số thu nhập cao nhất là Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương và Đồng Nai

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

Tỷ lệ hộ nghèo

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, năm 2022 Vùng Đông Nam Bộ là  vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước (tương ứng với 0,7%)

Tỷ lệ thiếu việc làm

Theo tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo vùng kinh tế – xã hội, quý II năm 2022, quý I và quý II năm 2023, Đông Nam Bộ có chỉ số thấp nhì cả nước

Thống kê các cái Nhất về Kinh tế - xã hội của các Tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước

Nguồn: Sen Vàng tổng hợp

 Trên đây là những thông tin tổng quan về “Thống kê các cái Nhất về Kinh tế – xã hội – Thiên nhiên của các tỉnh, thành Vùng Đông Nam bộ so với cả nước”  do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có cái nhìn tổng quan những hạng mục và chỉ số tốt nhất của Vùng Đông Nam Bộ. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com.

 

Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính: 

Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản

Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành vùng 

Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương

Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua: 

Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản