Năm 2020 với nhiều diễn biến và thay đổi đối với thị trường bất động sản Việt Nam, Thị trường bất động sản 2020 theo các chuyên gia đánh giá đang trầm lắng bởi ảnh hưởng dịch bệnh Covid cũng như nguồn cung khan hiếm vì các dự án đang chờ duyệt pháp lý. Cũng ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19 nhưng thị trường bất động sản tại Tây Hồ vẫn luôn sôi động hơn so với các khu vực khác xung quanh bởi cơ sở hạ tầng đồng bộ, hệ thống giao thông thông thoáng kết hợp với các khu đô thị chất lượng, trung tâm chính trị , kinh tế được hình thành chính vì vậy các nhà đầu tư cũng như những người muốn sở hữu bất động sản tại thị trường Tây Hồ luôn luôn ở mức ổn định có thời điểm còn tăng nhẹ về lượng giao dịch so với tổng nguồn cung.
I. Thị trường chung
-
Thị trường chung cư Tây Hồ năm 2020 giao dịch đối với nguồn hàng thứ cấp nở rộ.
Thị trường chung cư tại khu vực Tây Hồ nở rộ với nguồn hàng thứ cấp do nguồn hàng sơ cấp giảm hơn so với năm 2019, nguồn hàng thứ cấp được giao dịch chủ yếu tại 2 khu đô thị Ciputra và Ngoại Giao Đoàn và Tây Hồ Tây mặc dù nhiều ô đất ở khu ngoại giao đoàn thuộc địa phận Bắc từ liêm những vẫn được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng và sinh lời giúp phần đẩy mạnh thị trường bên khu vực Tây Hồ giáp ranh.
-
Thị trường căn hộ officetel, condotel vẫn đứng yên do pháp lý chưa rõ ràng.
Về các căn hộ officetel, condotel tại tây hồ cũng ít sản phẩm ra hàng chỉ có 1,2 dự án có loại hình này nhưng tuy nhiên vì pháp lý chưa xong nên cũng dừng lại sau một thời gian tung ra thị trường như dự án The Lotus Center Point được phát triển bởi tập đoàn Vimefulland đã ra hàng năm 2019 nhưng cũng đã dừng lại cuối năm 2019 đầu 2020.
-
Cuối năm vẫn có nguồn hàng mới ra mắt thị trường bất động sản Tây Hồ.
Dự án Tây Hồ River View được phát triển bởi Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Lạc Hồng và Liên minh BĐS G5 và được mở bán đợt đầu tiên từ tháng 6/2017 sau một thời gian không ra hàng vào quý 2 năm 2020 CĐT mở lại bảng hàng và mang lại tín hiệu khả quan với những giao dịch đều. Dự án là sự lựa chọn cho những ai muốn sở hữu bất động sản mà có dòng tiền từ 1 tỷ 8 đến 2 tỷ.
Không chỉ có dự án Tây Hồ River view mở bán mà dự án Sunshine Golden River (một trong những dự án được coi là đáng sáng nhất tại Tây Hồ) cũng ra mắt những quỹ căn trong năm 2020.
-
Thị trường cho thuê tại Tây Hồ nhộn nhịp đầu năm khi nhiều dự án bàn giao đúng tiến độ.
Thị trường cho thuê tại các dự án tại 3 khu đô thị đầu năm 2020 diễn ra rất sôi nổi khi cuối năm 2019 số lượng căn hộ bàn giao cho khách hàng tại khu vực Tây Hồ tăng cao , nhiều căn hộ được bàn giao đúng tiến độ , đúng tiêu chuẩn, các nhà đầu tư cũng đã cho thuê nhiều vào cuối năm 2019 đầu 2020 những cũng do ảnh hưởng dịch covid nên giá cho thuê cũng giảm đáng kể so với giá trị bình thường.
II. Pháp lý
-
Về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết đồng bộ khu công viên nước Hồ Tây và Công Viên Mặt trời mới tỷ lệ 1/500 Địa điểm: phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 đã được UBND Thành phố phê duyệt.
Phân khu chức năng, hình thành Công viên vui chơi giải trí chuyên đề ngoài trời và trong nhà với hạng mục chính là Công viên nước hồ Tây, các khu phụ trợ, vui chơi giải trí tổng hợp, trục không gian cảnh quan kết nối với hồ Tây đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
Tổ chức không gian kiến trúc tại khu vực nhằm phát huy giá trị cảnh quan khu đất giáp hồ Tây, tạo không gian điểm nhấn của khu vực trở thành một điểm đến văn hóa, văn minh và hiện đại có hệ thống hạ tầng kỹ thuật được xây dựng hoàn chỉnh và đồng bộ.
Xây dựng Quy định quản lý theo Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 làm cơ sở pháp lý để quản lý đầu tư xây dựng theo quy hoạch.
-
Nhiều điều bất thường tại dự án 58 Tây Hồ
Dự án Khách sạn, Trung tâm thương mại, dịch vụ và văn phòng, căn hộ cho thuê số 58 Tây Hồ lại đang tồn tại nhiều điểm bất thường trong quy hoạch và thi công.Dự án đc rao bán rầm rộ với giá từ 80-120 triệu/m2 và chưa đc cho Thủ tướng phê duyệt quy hoạch mặt bằng. Được biết, trước đây dự án Khách sạn, Trung tâm thương mại, dịch vụ và văn phòng, căn hộ cho thuê số 58 Tây Hồ do Công ty TNHH Khách sạn và du lịch Tây Hồ View làm Chủ đầu tư. Sau đó, dự án này đã được chuyển nhượng cho Tập đoàn bất động sản. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 10/2017 và chủ đầu tư từng vi phạm quy định về trật tự xây dựng, bị xử phạt theo Quyết định số 50/QĐ-XPVPHC ngày 27/8/2019 của UBND quận Tây Hồ.
-
Quận Tây Hồ đẩy mạnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất
Ngày 1/12/2020, Thường trực HĐND quận Tây Hồ đã tổ chức phiên giải trình việc thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản, đất đai trên địa bàn quận từ 1/4/2019 đến 30/9/2020. Theo báo cáo của UBND quận, UBND TP phê duyệt có 6 thửa đất đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó có 4 thửa đất đang triển khai thực hiện và 2 thửa đất đăng ký mới.
-
Những thông tin quy hoạch mới nhất Quận Tây Hồ làm bừng sáng thị trường BĐS trong năm 2020.
1. (HNMO) – Sau khi thông xe vào ngày 8-10, tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài (đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường 40m khu đô thị Tây Hồ Tây) giúp người dân đi lại thuận tiện hơn, góp phần giảm áp lực giao thông trên các tuyến đường quanh khu vực trong giờ cao điểm. Không chỉ giúp việc lưu thông trở nên dễ dàng mà cầu vượt tại nút giao Nguyễn Văn Huyên và Hoàng Quốc Việt còn là điểm nhấn cho thị trường bất động sản, giúp giá trị bất động sản xung quanh khu vực Tây Hồ Tây trở nên giá trị hơn , bởi đây không chỉ là điểm kết nối phát triển kinh tế không chỉ khu vực giữa hai quận Tây Hồ và Cầu Giấy nói riêng mà còn là con đường trung tâm, cửa ngõ của thủ đô khi kết nối thông suốt qua 3 khu đô thị trong tương lại và kết nối trung tâm hành chính mới với sân bay và các khu vực lân cận một cách nhanh chóng thuận tiện .
2. Đường Phạm Văn Đồng chính thức thông xe, BĐS Tây Hồ Tây tăng giá trị không ngừng
Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỉ đồng vừa hoàn thành và chính thức thông xe vào đầu tháng 10, góp phần đẩy mạnh giá trị bất động sản khu vực Tây Hồ Tây.
Sau hơn 3 năm thi công, tuyến đường huyết mạch thuộc hệ thống Vành đai 3 Hà Nội đã chính thức được hoàn thiện, mở rộng đoạn phía dưới mỗi bên 6 làn xe chạy giúp giải quyết ùn tắc trên trục này. Vỉa hè rộng từ 3 đến hơn 7m được lát đá xanh, nhiều đoạn được trồng 4 tầng cây xanh càng làm tăng vẻ mỹ quan của tuyến đường.
Ngoài đường Phạm Văn Đồng dưới thấp, hệ thống đường trên cao với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng cũng đã được hoàn thiện và thông xe vào ngày 10.10.2020
3. Hạ tầng tỷ USD nâng tầm bất động sản bên bờ sông Hồng
Thời gian gần đây, Hà Nội tái khởi động quy hoạch hai bên bờ sông Hồng. Những công trình giao thông quy mô lớn dần hình thành, hiện thực hóa ước mơ về một “thành phố ven sông”.
Cuối năm 2019, công trình mở rộng đường Âu Cơ, đoạn từ Khách sạn Thắng Lợi đến nút giao cầu Nhật Tân với chiều dài khoảng 3,7km, đã khởi công .Tổng mức đầu tư của dự án là hơn 815 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành trong năm 2020.
Cùng dự án mở rộng đường đê Âu Cơ, Hà Nội cũng phát triển hệ thống cầu nối hai bờ sông Hồng. Dự kiến có tổng cộng 18 cây cầu đi qua sông Hồng trong địa bàn Thủ đô.
Theo quy hoạch, bên cạnh 8 cây cầu kể trên, Hà Nội sẽ xây mới 10 cây cầu, dự kiến có: cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (vành đai 4), cầu Thăng Long mới (vành đai 3), cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn hai), cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên trên đường cao tốc Tây Bắc – quốc lộ 5, cầu Vân Phúc (đường trục Bắc – Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc phục vụ giao thông liên tỉnh).
4. Thông đường tại dự án Kosmo Tây Hồ giúp giá trị bất động sản ngày càng tăng.
Trục đường chính trước mặt của dự án Kosmo Tây Hồ đã được hoàn thiền và đi vào sử dụng giúp thông suốt giao thông từ Hoàng Quốc Việt đến xuân la, xuân đỉnh, tiện lợi kết nối giao thông tới sân bay Nội Bài và các khu vực xung quanh khác.
5. Hà Nội điều chỉnh giảm số lượng căn hộ tại khu đô thị Tây Hồ Tây
TP Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh giảm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và số lượng căn hộ tại một số ô đất thuộc khu đô thị Tây Hồ Tây.
Cụ thể là ô đất K5-TT1 giáp đường qui hoạch rộng 13 m ở phía Bắc và phía Nam; phía Tây giáp đường Nguyễn Văn Huyên; phía Đông giáp các ô đất K5-TH1 và K5-NT1.
Ô đất K7-TT1 giáp đường qui hoạch rộng 13 m ở phía Bắc; phía Nam giáp đường qui hoạch rộng 40 m; phía Đông giáp đường qui hoạch rộng 30 m; phía Tây giáp đường Nguyễn Văn Huyên.
Về nội dung điều chỉnh, Hà Nội giữ nguyên chức năng, diện tích các ô đất, giảm mật độ xây dựng tại các ô đất từ khoảng 36,8 – 38,5% xuống còn 36 – 36,6%. Số lượng căn hộ cũng được điều chỉnh từ 942 xuống còn 714 căn.
Trung tâm thương mại Lotte Mall đang ngày đêm thi công ngày đêm, tiềm năng tăng giá cho BĐS xung quang khu vực và Tây Hồ.
Lotte mall có thể coi là đại siêu thị lớn nhất Miền Bắc hay cả nước đang được CĐT rót vốn và ngày đêm thi công để chuẩn theo tiến độ của dự án. Dự án được cho là một trong những đòn bẩy cho tất cả các bất động sản xung quanh tăng giá cũng như giúp phần thúc đẩy kinh tế Quận Tây hồ cũng như thị trường BĐS Tây Hồ tăng thêm giá trị , thu hút nhiều các nhà đầu tư từ khắp nơi không chỉ trong nước mà còn có sự quan tâm của những doanh nghiệp nước ngoài.
-
Xử lý vi phạm
Quận Tây Hồ tăng cường giám sát, xử lý vi phạm trật tự đô thị
Năm 2020, quận Tây Hồ là một trong những địa phương của Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của thiên tai, bão lũ, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Trong đó có 100% công trình xây dựng được kiểm tra, lập hồ sơ quản lý; đã cấp được 700 giấy phép xây dựng, cấp giấy phép sử dụng tạm thời hè phố 45 trường hợp, cấp 100 giấy chứng nhận biển số nhà, 490 công trình xây dựng trong đó có 484 công trình xây dựng có phép.
Đối với công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, quận Tây Hồ đã ban hành 415 thông báo thu hồi đất, 182 quyết định thu hồi đất để GPMB thực hiện dự án đầu tư.
Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid 19 và tình hình chung của thị trường BĐS Việt Nam nhưng năm 2020 vẫn là một năm ổn định với thị trường BĐS khu vực Tây Hồ các giao dịch của thị trường thứ cấp và sơ cấp vẫn đều đặn so với mặt bằng chung, quy hoạch tại các khu đô thị đang dần hoàn thiện và đưa vào sử dụng, thị trường cho thuê cũng khả quan hơn mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid.
Dự báo thị trường BĐS 2021 tại Tây Hồ nguồn cung sẽ tăng do pháp lý các dự án đang được tháo gỡ, chờ đợi tình hình covid trên thế giới thuyên giảm thúc đẩy thị trường đầu tư cho thuê. Thị trường BĐS Tây Hồ 2021 vẫn phụ thuộc vào tình trạng covid trên thế giới có sự đột biến vacxin được đưa vào sử dụng, nguồn đầu tư từ các quỹ nước ngoài cũng là nhân tố thúc đẩy thị trường bđs tại tây hồ với các lô đất vàng đang thiếu hụt nguồn vốn.
Tuấn Anh