Pháp lý đầy đủ của một dự án bất động sản

 

Hiện nay, BĐS vẫn là kênh đầu tư an toàn, hiệu quả và được các nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, pháp lý dự án BĐS vẫn là vấn đề các nhà đầu tư “đau đầu”. Bởi vì đó là cơ sở để đánh giá về mức độ an toàn của dự án mà khách hàng muốn mua hoặc đầu tư và đảm bảo được quyền lợi cho chính mình. Một bất động sản hợp pháp là một bất động sản có giấy tờ pháp lý đầy đủ và được nhà nước công nhận. Vậy pháp lý đầy đủ của một dự án BĐS những gì? Hãy cùng Sen Vàng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!!!

 

I. Pháp lý dự án là gì

Pháp lý dự án là toàn bộ những giấy tờ, hồ sơ mà một dự án đầu tư cần phải đó theo quy định của pháp luật. Điển hình của pháp lý dự án như Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, Giấy phép xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Các thủ tục pháp lý này luôn gắn liền với dự án trong suốt giai đoạn từ khi chuẩn bị dự án, triển khai dự án đến lúc hoàn thành.

 

 

Chủ đầu tư cần phải nắm được những điều này để đảm bảo thực hiện đúng theo quy định. Mục đích là để dự án sẽ đảm bảo tiến độ đề ra ban đầu, không bị gián đoạn, kéo dài thời gian thực hiện.

Tuy nhiên, không hẳn là tất cả các dự án đầu tư hiện nay đều đảm bảo pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Đâu đó vẫn còn tiềm ẩn nhiều dự án ma, dự án lừa đảo. Pháp lý dự án vẫn luôn là kim chỉ nam cho bất kỳ ai muốn tham gia vào lĩnh vực này.

 

Tính pháp lý dự án là gì

Tính pháp lý của dự án bất động sản có thể được hiểu là dự án đã thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định hay chưa. Nếu chưa thì dự án được xem là không đảm bảo tính pháp lý hoặc thiếu tính pháp lý. Dự án này khi mua bán, giao dịch sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là cho người mua nhiều nhất. Nếu đã thực hiện đầy đủ thì dự án được xem là đảm bảo tính pháp lý hoặc đủ tính pháp lý. Các bên tham gia mua bán dự án sẽ cảm thấy an tâm hơn vì có thể bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.

 

 

Hiện nay, dự án đảm bảo tính pháp lý luôn được thị trường săn đón mạnh mẽ. Đặc biệt là tính thanh khoản tương đối cao. Khách hàng đã cảm thấy quá “sợ” với hàng loạt dự án lừa đảo xuất hiện. Họ sẵn sàng chấp nhận chi trả số tiền cao hơn, nhận được lợi ích ít hơn để lựa chọn một dự án an toàn.

 

Pháp lý dự án bao gồm những gì

Trên thực tế, tùy thuộc vào loại dự án khác nhau mà các thủ tục pháp lý cũng có vài chỗ khác nhau. Nhưng thông thường pháp lý dự án xây dựng sẽ bao gồm những giấy tờ sau đây:

– Quyết định phê duyệt 1/500

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đất)

– Giấy phép kinh doanh chủ đầu tư

– Giấy phép xây dựng

– Biên bản nghiệm thu phần móng

– Giấy bảo lãnh của ngân hàng

– …

Bên cạnh đó, pháp lý dự án cũng bao gồm tất cả quy trình thực hiện các thủ tục pháp lý trong suốt giai đoạn của dự án. Có thể hiểu đơn giản hơn, một dự án đầu tư được chia thành nhiều giai đoạn nhỏ khác nhau. Pháp lý dự án được ví như tờ “giấy thông hành” đi cùng dự án qua các giai đoạn. Chủ đầu tư nên tham vấn thông tin từ luật sư để kịp thời thực hiện cho phù hợp.

 

II. Hồ sơ pháp lý dự án bao gồm những gì

 

 

1. Giấy phép kinh doanh và đầu tư BĐS của chủ đầu tư

Giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản được các cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép này chứng nhận cho việc chủ đầu tư dự án có quyền được kinh doanh và đầu tư bất động sản hay không. Một chủ thể thông thường khi sở hữu đất mà không có giấy phép kinh doanh thì sẽ không có quyền thương mại mở bán công khai.

Một chủ đầu tư uy tín đầu tiên phải là chủ đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh và đầu tư bất động sản.

Những lưu ý đến khách hàng khi xem xét giấy phép kinh doanh của chủ đầu tư:

– Giấy phép kinh doanh được các cơ quan có thẩm quyền cấp có con dấu đỏ của cơ quan chức năng. Những giấy tờ kinh doanh không phải do cơ quan nhà nước công nhận sẽ không có giá trị pháp lý.

– Giấy phép kinh doanh phải đúng lĩnh vực bất động sản. Giấy phép phải có chức năng xây dựng, đầu tư, kinh doanh các dự án bất động sản.

– Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để xác định giấy phép kinh doanh có phù hợp hoặc đủ pháp lý đối với việc kinh doanh bất động sản hay không.

Những hệ lụy khi một chủ đầu tư không có giấy phép kinh doanh bất động sản:

– Khi bị thanh tra những dự án đang xây dựng hoặc đang triển khai sẽ bị buộc dừng hoạt động. Các chủ đầu tư sẽ phải hoàn tất thủ tục để tiếp tục đầu tư xây dựng bất động sản

– Khi không có giấy phép kinh doanh, chủ đầu tư sẽ không được mở bán công khai cho nhiều người. Hoạt động này sẽ trái pháp luật và sẽ bị xử lý như luật đã định.

– Có thể tiến hàng thu hồi hoặc niêm phong với chủ thể không xuất trình được giấy phép. Hành vi kinh doanh, xây dựng sẽ là trái pháp luật nếu chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

 

2. Sổ hồng quỹ đất

 

 

Sổ hồng (sổ đổ) hay còn được gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là giấy tờ pháp lý cao nhất mà một chủ thể có thể sở hữu tại Việt Nam.

Sổ hồng như là một minh chứng tốt nhất và rõ nét nhất về tính minh bạch và tính pháp lý đối với đất đai. Một dự án khi có sổ hồng quỹ đất tức là diện tích đất đó đã được nhà nước cấp phép sử dụng.

Mọi dự án bất động sản đều phải có sổ hồng quỹ đất. Từ sổ hồng quỹ đất mới có thể phân chia ra nhiều lô đất khác nhau. Sổ hồng phải được các cơ quan có thẩm quyền cấp và có phôi riêng của cơ quan chuyên môn. Thông thường đối với các dự án bất động sản, thẩm quyền phê duyệt thường là cấp thành phố hoặc cấp tỉnh.

 

Giá trị pháp lý của sổ hồng:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

– Theo đó sổ hồng cũng có giá trị pháp lý ngang nhau như sổ đỏ. Nên việc mua đất có sổ đỏ hay sổ hồng đều không ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất, người mua vẫn có quyền sử dụng đất bình thường.

– Về thời hạn sử dụng đất: Sổ hồng ghi nhận thời gian sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất được cấp có thời hạn hay vĩnh viễn là phụ thuộc vào từng loại đất, phụ thuộc vào quy hoạch hoặc mục đích nhà nước cấp đất cho chủ sử dụng.

– Sổ hồng có thể được chuyển nhượng, mua bán, tùy vào nhu cầu sử dụng của chủ sở hữu. Không có hạn chế việc chuyển đổi từ “Sổ hồng” sang “Sổ đỏ” hoặc ngược lại nếu các cá nhận, hộ gia đình không có nhu cầu. (Khoản 2 điều 97 Luật Đất đai 2013)

– Người sử dụng đất có Sổ hồng được Nhà nước bồi thường về đất khi có trường hợp đất bị thu hồi,……

Một dự án chưa có sổ hồng quỹ đất:

– Một dự án chưa có sổ hồng quỹ đất đồng nghĩa với việc pháp lý dự án chưa được chắc chắn. Nhà nước chưa công nhận khu đất đó để làm dự án. Khách hàng nên tránh mua những bất động sản chưa có sổ hồng quỹ đất

– Một dự án chưa có sổ hồng mà đã mở bán thì khách hàng rất có thể sẽ bị lừa với các dự án ma hoặc dự án không tồn tại. Năm 2019 vừa đã lộ tẩy rất nhiều dự án ma với hàng loạt các vụ lừa đào lên đến hàng trăm tỷ đồng. Khách hàng nên tỉnh táo khi mua những bất động sản không có sổ hồng.

– Một dự án chưa có sổ hồng mà đã mở bán thì đất tại dự án đó có thể là đất nông nghiệp, không có chức năng làm các dự án để ở. Khách hàng nên xem xét kỹ sổ hồng của quỹ đất đó để tránh bị lừa đảo.

Ngoài ra trước khi một quỹ đất dự án có sổ hồng sẽ được nhà nước ra quyết định giao đất. Quyết định giao đất cũng có giá trị pháp lý rất lớn và là cơ sở để cấp sổ hồng. Quyết định giao đất là một quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao đất cho một chủ thể nào đó. Sổ hồng là Là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Nhiều khách hàng có thể nhầm lẫn giữa 2 giấy tờ pháp lý này. Khách hàng nên tỉnh táo lựa chọn những dự án đã có sổ hổng quỹ đất để mua.

 

3. Quy hoạch chi tiết 1/500

Đối với các dự án bất động sản, quy hoạch 1/500 thể hiện cho thiết kế và sắp xếp mà chủ đầu tư sẽ làm cho dự án. Quy hoạch 1/500 sẽ được chủ đầu tư dự án làm và nộp cho các cơ quan nhà nước phê duyệt. Một dự án có pháp lý đầy đủ là một dự án đã được phê duyệt quy hoạch 1/500.

 

 

Một số mục quan trọng trong quy hoạch chi tiết 1/500 là:

– Tổng diện tích dự án: Bao gồm diện tích xây dựng các công trình bất động sản và các tiện ích khác, hệ thống đường giao thông, nhà chức năng…..

– Mật độ xây dựng tại dự án: Tại bản đồ quy hoạch 1/500 của dự an sẽ thể hiện mật đổ xây dựng của dự án. Mật độ xây dựng thể hiện số lượng bất động sản tương quan với diện tích mà dự án có được. Thông thường một dự án có mật độ xây dựng càng thấp sẽ càng là một dự án đẳng cấp

– Vị trí bất động sản và tiện ích tại dự án: Trong bản đồ quy hoạch 1/500 khách hàng có thể dễ dàng biết được vị trí của bất động sản và cách bố trí tiện ích của chủ đầu tư. Các chủ đầu tư sẽ tối ưu sự sắp xếp bố trí này để khách hàng có được cuộc sống tốt nhất

– Ranh giới hành chính, địa giới hành chính: Quy hoạch chi tiết 1/500 sẽ thể hiện rõ ranh giới hành chính đối với các vùng đất tiếp giáp dự án. Điều này sẽ giúp khách hàng định vị rõ vị trí mà dự án sẽ được xây dựng. Thông thường các dự án sẽ được các cơ quan có thẩm quyền xem xét ranh giới rất rõ ràng để tránh tình trạng tranh chấp và đè vào quy hoạch khác.

– Hình thể của dự án bất động sản: Bản đồ 1/500 sẽ thể hiện chi tiết toàn bộ dự án với hình thể ra sao.

– Đường đi vào dự án hoặc đi qua dự án: Các con đường đi vào dự án hoặc đi qua dự án sẽ được thể hiện trong quy hoạch chi tiết 1/500. Điều này giúp khách hàng hình dung được hệ thống giao thông khi dự án hình thành. Phần nào đó giúp thấy được tương lai phát triển của dự án trong tương lai.

 

Một dự án chưa có quy hoạch chi tiết 1/500:

– Dự án chưa có quy hoạch chi tiết 1/500 là một dự án chưa có thiết kế hợp pháp. Các cơ quan có thẩm quyền chưa phê duyệt các mục có tại dự án. Khi chưa có 1/500 mà đã mở bán dự án thì khách hàng có thể đối mặt với nguy cơ bị thay đổi kết cấu các sản phẩm bất động sản. Diện tích, mặt bằng, vị trí các bất động sản có thể sẽ bị thay đổi

– Chưa có quy hoạch 1/500 có thể dự án chưa có đầy đủ tình pháp lý. Có thể dự án chưa có sổ hồng quỹ đất, chưa có quyết định giao đất……Khách hàng sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bất động sản ảo hoặc bất động sản lừa đảo.

4. Giấy Phép Xây Dựng

 

 

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Một dự án được cấp phép xây dựng phải trải qua các điều kiện sau đây:

– Phù hợp với quy hoạch xây dựng chi tiết được duyệt

– Bảo đảm các quy định về chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng thiết kế đô thị, các yêu cầu về an toàn đối với công trình xung quanh, bảo đảm hành lang bảo vệ các công trình giao thông, thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá và khu vực bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật.

– Các công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn di sản văn hoá, di tích lịch sử – văn hoá phải bảo đảm mật độ xây dựng, đất trồng cây xanh, nơi để các loại xe, không làm ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường

– Công trình sửa chữa, cải tạo không được làm ảnh hưởng đến các công trình lân cận về kết cấu, khoảng cách đến các công trình xung quanh, cấp nước, thoát nước, thông gió, ánh sáng, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ

– Bảo đảm khoảng cách theo quy định đối với công trình vệ sinh, kho chứa hoá chất độc hại, các công trình khác có khả năng gây ô nhiễm môi trường, không làm ảnh hưởng đến người sử dụng ở các công trình liền kề xung quanh

– Khi xây dựng, cải tạo các đường phố phải xây dựng hệ thống ngầm để lắp đặt đồng bộ hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, cốt xây dựng mặt đường phải tuân theo cốt xây dựng của quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị.

– Đối với công trình nhà cao tầng cấp đặc biệt, cấp I phải có thiết kế tầng hầm, trừ các trường hợp khác có yêu cầu riêng về thiết kế tầng hầm.

Một dự án bất động sản có giấy tờ pháp lý đầy đủ phải có giấy phép xây dựng từ cơ quan có thẩm quyền. Mọi hành vi thi công, xây dựng mà chưa phép đều sẽ là trái pháp luật. 

5. Văn Bản Nghiệm Thu Phần Móng

 

 

Văn bản nghiệm thu phần móng thật chất là việc chứng nhận việc chủ đầu tư thi công dự án. Theo luật đã ban hàng thì một dự án khi đã được nghiệm thu phần móng sẽ được ký hợp đồng mua bán. Là cơ sở chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khách hàng sau này. Việc chủ đầu tư xây dựng và được nghiệm thu sẽ chúng tỏ một điều rằng chủ đầu tư rất chú trọng và sẽ xây dựng lên dự án bất động sản. Hợp đồng mua bán có tính pháp lý cao hơn khi dự án xảy ra sự cố.

Một số loại hợp đồng mà khách hàng không nên ký bởi khả năng sẽ rủi ro cao như:

– Hợp đồng góp vốn: Đây là hợp mang tính chất khách hàng sẽ cùng với chủ đầu tư góp tiền vào để xây dựng dự án. Loại hợp đồng có rủ ro cao bởi chỉ cần chủ đầu tư phá sản hoặc dự án kéo dài thi công sẽ kiến tài sản của khách hàng bị hao hụt hoặc mất đi

– Hợp đồng ký quỹ: Đây là hợp đồng dạng như đặt chỗ trước nhưng có các điều khoản mang tính chất pháp lý cao hơn. Tuy nhiên loại hợp đồng này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi chỉ cần dự án bị kéo dài chưa được mở bán, hoặc gặp vấn đề gì đó mà chưa thể bán ra. Khách hàng sẽ bị treo tiền tại dự án với các điều khoản hợp đồng

Điểm chung của 2 loại hợp đồng trên là việc chưa có văn bản nghiệm thu phần móng và chủ đầu tư muốn huy động vốn sớm để triển khai dự án.

Để tránh được các rủi ro khách hàng nên lựa chọn các dự án có văn bản nghiệm thu móng và ký hợp đồng mua bán nhà 

6. Giấy Tờ Bảo Lãnh Ngân Hàng

 

 

Bảo lãnh ngân hàng đảm bảo nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư với dự án hình thành trong tương lai. Nếu chủ đầu tư có rủi ro hoặc không xây dựng được thì phần rủi ro này ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm trả tiền lại cho cư cân thay cho chủ đầu tư. Một dự án có bảo lãnh ngân hàng sẽ giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi mua bất động sản. Ngoài ra các ngân hàng bảo lãnh cũng chính là các ngân hàng có các chương trình vay ưu đãi khi mua bất động sản. Những ưu đãi này có thể lên tời 65 – 70% giá trị bất động sản.

Một dự án không có giấy tờ bảo lãnh ngân hàng:

– Khách hàng có thể bị treo bất động sản hoặc treo tiền vào dự án nếu chủ đầu tư không thi công hoặc thi công chậm tiến độ

– Nguy cơ mất tiền vào các bất động sản. Khi không có các ngân hàng bảo lãnh, các chủ đầu tư sẽ được tự do và không có những giàng buộc pháp lý nào. Khi chủ đầu tư tuyên bố phá sản sẽ dẫn tới tình trạng mất tiền vào dự án hoặc chỉ nhận được một lượng nhỏ tài sản

– Khách hàng đối mặt với nguy cơ chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết khi mua nhà. Có nhiều chủ đầu tư khi mở bán đã hứa hẹn rất nhiều về lợi nhuận khủng hoặc lãi khủng theo năm. Nhưng đến khi thực hiện lại không thể trả lãi được. Việc ký kết đảm bảo từ phía ngân hàng sẽ giúp khách hàng có cơ hội lấy lại tài sản và lãi của mình khi đã đầu tư vào dự án. 

 

7. Một Số Giấy Tờ Khác

– Giấy phép phòng cháy chữa cháy: 

Công tác phòng cháy chữa cháy tại các bất động sản được chú trọng trong những năm gần đây. Giấy phép phòng cháy chữa cháy cũng từ đó là một phần pháp lý của dự án. Sau những vụ hỏa hoạn tại các bất động sản, khiến nhiều tài sàn và tính mạng con người bị thiệt hại. Nhà nước đã siết chặt hơn công tác thanh kiểm tra hoạt động phòng cháy chữa cháy tại các bất động sản. Người dân cũng có yêu cầu cao hơn khi đòi hỏi các bất động sản phải đảm bảo được việc phòng cháy chữa cháy. Các bất động sản không có giấy phép phòng cháy chữa cháy sẽ khiến khách hàng cảm thấy thiếu yên tâm về chất lượng bất động sản.

– Giấy phép bảo vệ môi trường: 

Giấy phép môi trường là một công cụ quản lý có tính thống nhất và pháp lý cao để giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo vệ môi trường đối với các dự án trong giai đoạn thực hiện (xây dựng, vận hành thử nghiệm, vận hành thương mại) và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động. Vấn đề môi trường tại các bất động sản được rất nhiều khách hàng quan tâm. Chất lượng môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân. Một dự án không có giấy phép về môi trường thì sẽ không được đi vào hoạt động.

– Các giấy tờ thuế liên quan: 

Thuế là nghĩa vụ mà các chủ đầu tư cần thực hiện đối với nhà nước. Các giầy tờ thuế liên quan đến đất đai và các vấn đề khách cũng đóng vai trò rất quan trọng. Chỉ cần chủ đầu tư dự án không hoàn thành nghĩa vụ hoặc trốn thuế sẽ dẫn đến dự án ngừng hoạt động. Nhà nước sẽ truy thu và xử lý các sai phạm.

8. Cách kiểm tra hồ sơ pháp lý của dự án

 

Kiểm tra giấy thông hành của dự án BĐS

 

Pháp luật có quy định 2 điều kiện bắt buộc nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi giao dịch tài sản hình thành trong tương lai chính là văn bản thông báo dự án đủ điều kiện để bán (do Sở Xây dựng cấp) và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng. Nếu dự án đó không có một trong 2 loại giấy này, khách hàng nên xem xét lại bất động sản đó trước khi quyết định mua.

Cách được giới chuyên gia khuyên dùng: Vay vốn ngân hàng

 

Mặc dù bản thân đủ vốn để mua BĐS nhưng bạn cũng nên chủ động đi vay vốn ngân hàng, đây được xem là cách đơn giản nhất để kiểm tra tính pháp lý của dự án. Đặc biệt là những nhà đầu tư còn thiếu kinh nghiệm hoặc không hiểu nhiều về luật trong lĩnh vực BĐS thì càng phải nhờ đến sự giúp đỡ của ngân hàng. Bởi vì ngân hàng có nghiệp vụ quản lý các vấn đề về pháp lý rất chặt chẽ, sẽ bảo vệ được quyền lợi của nhà đầu tư.

Nếu pháp lý của dự án không đảm bảo thì bạn sẽ bị ngân hàng từ chối cho vay tiền. Như vậy, ngân hàng vừa có vai trò là nhà cung cấp tín dụng vừa là trợ thủ đắc lực giúp nhà đầu tư phần nào bảo đảm tính pháp lý của dự án, giúp người mua bảo vệ được quyền lợi của chính mình.

Tìm chi tiết bất thường của bất động sản thông qua ‘Chụp X-quang’

 

Theo các chuyên gia, phần lớn các rủi ro xảy ra khi mua bán, đầu tư bất động sản sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cách nhận biết một bất động sản có rủi ro hay không rất hiệu quả đó  là phải “chụp X – quang”. Việc làm này giúp chủ đầu tư có thể nhìn thấu những yếu tố “bên trong” để phát hiện rủi ro. Người mua, nhà đầu tư có nhờ sự hỗ trợ của đơn vị có chuyên môn hoặc có thể tự thực hiện.

Phiếu kết quả sau khi chụp X – quang chính là các giấy chứng nhận về bất động sản đó, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – quyền sở hữu nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn khu dự án, quy hoạch 1/500. Khi so sánh các loại giấy tờ trên với thực tế người mua có thể phát hiện những thông tin không trùng khớp hoặc bất thường của bất động sản với thông tin trong sổ.

Các loại giấy tờ này có thể làm giả rất tinh vi, do đó nhà đầu tư nên nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia có kinh nghiệm và uy tín. Nếu thiếu kinh nghiệm bạn sẽ không phát hiện được những điểm bất thường. Nhà đầu tư nếu cẩn thận và có sự giúp đỡ của chuyên gia sẽ hạn chế được rủi ro.

 

Nguồn: Tổng hợp