Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế – xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
Trong đó, Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; cửa ngõ phía Tây và phía Bắc của Quốc gia có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc Bộ. Vị trí địa lý của vùng khá đặc biệt, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Thượng Lào, phía Đông giáp đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp Bắc Trung Bộ.
Vùng Trung du và miền núi phía Bắc bao gồm 14 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Định nghĩa về quy hoạch vùng
Quy hoạch vùng là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.
Ngày 20/4/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 495/QĐ-TTg về việc phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định số 495/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch Vùng |
Dự thảo báo cáo Quy hoạch vùng Trung du và Miền núi phía Bắc |
Bản đồ Quy hoạch Vùng |
|
Kinh tế – Xã hội – Cơ sở hạ tầng |
Kinh tế xã hội – Cơ sở hạ tầng Trung du và Miền núi phía Bắc |
Danh sách dự án |
Định nghĩa về quy hoạch tỉnh
Quy hoạch tỉnh là quy hoạch cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bố đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
Tổng hợp Quy hoạch tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc
Tuyên Quang
Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 140km về phía Bắc, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên; phía Tây giáp tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, Cao Bằng.
Tuyên Quang có 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố (thành phố Tuyên Quang) và 6 huyện (Sơn Dương, Yên Sơn, Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Lào Cai
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
Quyết định số 316/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Yên Bái
Yên Bái là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Là địa phương có lợi thế trên nhiều lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, những năm qua, Yên Bái đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Yên Bái đang nỗ lực phát triển theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc”, trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm các tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vào năm 2030.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên, là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi Đông Bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam, nằm trên tuyến Hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài (thuộc Hành lang xuyên Á Nam Ninh – Singapore), tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên; liền kề “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang phía Bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hà Giang có diện tích tự nhiên là 7.884,37 km2, trong đó theo đường chim bay, chỗ rộng nhất từ tây sang đông dài 115 km và từ bắc xuống nam dài 137 km.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Cao Bằng
Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nước ta, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Tây (Trung Quốc) với đường biên giới dài trên 333km; phía Tây giáp 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp 2 tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Dự thảo phê duyệt |
Dự thảo phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh miền núi nằm ở trung tâm nội địa vùng Đông Bắc Bắc Bộ; phía Bắc giáp các huyện Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, tỉnh Cao Bằng; phía Đông giáp các huyện Tràng Định, Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp các huyện Võ Nhai, Phú Lương, Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
Nghị quyết số 14/NQ- HĐND Thông qua Quy hoạch tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B, 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và các nước khác…
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Dự thảo phê duyệt |
Dự thảo phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 |
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80km và sân bay quốc tế Nội Bài 50km về phía Tây Bắc.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
Đang cập nhật |
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc. Nằm cách Thủ đô Hà Nội 504 km về phía Tây, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 455 km, trong đó: Đường biên giới tiếp giáp với Lào là 414,712 km; với Trung Quốc là 40,86 km; có đường giao thông đi các tỉnh Bắc Lào và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, có đường hàng không từ Điện Biên Phủ đi Hà Nội và thành phố Hải Phòng.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Lai Châu
Lai Châu là một tỉnh biên giới thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây và phía tây nam giáp tỉnh Điện Biên, phía đông giáp tỉnh Lào Cai, phía đông nam giáp tỉnh Yên Bái, và phía nam giáp tỉnh Sơn La. Đây là tỉnh có diện tích lớn thứ 10/63 Tỉnh thành Việt Nam.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Sơn La
Thành phố Sơn La cách Hà Nội khoảng 320 km về phía tây bắc, có vị trí địa lý: phía Tây và phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn. Thành phố Sơn La có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 7 phường: Chiềng An, Chiềng Cơi, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu và 5 xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La.
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Dự thảo phê duyệt |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Đang cập nhật |
Hòa Bình
Tỉnh Hòa Bình có vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, cầu nối giữa vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ; là tỉnh đất rộng, người thưa với diện tích tự nhiên gần 4,6 nghìn km2 (đứng thứ 33/63 địa phương trên cả nước), dân số trên 900 nghìn người (thứ 50/63) với 07 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 3/4 dân số (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, chiếm trên 63%).
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp
Quyết định phê duyệt Thủ tướng |
|
Dự thảo phê duyệt |
|
Báo cáo thuyết minh Quy hoạch |
|
Bản đồ quy hoạch |
|
Niên giám thống kê |
|
Báo cáo nghiên cứu thị trường |
|
Danh sách dự án |
Trên đây là những thông tin tổng quan về “Tổng hợp thông tin quy hoạch tỉnh trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc của Việt Nam” do Sen Vàng Group cung cấp. Hy vọng với những thông tin trên giúp chủ đầu tư, nhà đầu tư và doanh nghiệp bất động sản có thêm thông tin về Quy hoạch các Tỉnh trong những năm tới. Ngoài ra để xem thêm các bài viết về tư vấn phát triển dự án, anh chị, bạn đọc có thể truy cập trang web senvangdata.com. |
|
Xem thêm nội dung các bài viết liên quan R&D chính:
Quy trình xây dựng và triển khai phòng R&D cho doanh nghiệp bất động sản
Xem thêm báo cáo thị trường các tỉnh, thành, vùng
Báo cáo nghiên cứu thị trường Tỉnh Bình Dương
Khóa học R&D bạn không nên bỏ qua:
Khóa học R&D nghiên cứu và phát triển bất động sản