Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt trọng yếu về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái của đất nước, sự ổn định và phát triển bền vững của cả nước. Tây Nguyên đã và đang là điểm đến thu hút vốn đầu tư bất động sản lớn. Sau đây, hãy cùng Sen Vàng Group tìm hiểu những thông tin quy hoạch của khu vực này.
1. 9 tháng năm 2022, Lâm Đồng chỉ có 1 dự án nhà ở được chấp thuận nhà đầu tư
Trong 9 tháng đầu năm 2022, Lâm Đồng có 1 dự án nhà ở khu dân cư nông thôn mới đô thị xanh tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong quý III/2022, không có dự án nhà ở, dự án du lịch nghỉ dưỡng được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2022, có 1 dự án nhà ở Khu dân cư nông thôn mới đô thị xanh tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Một góc Thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đồng thời, có 2 dự án nhà ở được UBND tỉnh công nhận nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu sơ bộ năng lực, kinh nghiệm đăng ký thực hiện dự án là dự án Khu dân cư đồi Thanh Danh và dự án Khu dân cư Bi Đoúp, thị trấn Lạc Dương.
Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 28 dự án nhà ở, khu đô thị đã được chấp thuận chủ trương đầu tư (đã có nhà đầu tư) còn hiệu lực hoạt động; 02 dự án nhà ở đã được chấp thuận chủ trương (chưa được phê duyệt chấp thuận nhà đầu tư).
2. Lâm Đồng ‘khai tử’ dự án của Công ty Cà phê Trung Nguyên
UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây đã ban hành quyết định số 1655/QĐ-UBND về việc chấm dứt dự án đầu tư Khu Thưởng lãm và trưng bày sản phẩm cà phê Trung Nguyên Legend – Lộc An của Công ty Cổ phần Cà phê Trung Nguyên.
Cụ thể, dự án này tọa lạc tại xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, có diện tích 15,529m2 và tổng mức đầu tư dự kiến 33 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Trung Nguyên bỏ vốn 15 tỷ đồng, phần còn lại từ các nguồn huy động khác. Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư số 2322/QĐ-UB ngày 26/10/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Hiện trạng dự án thưởng lãm và trưng bày cà phê của Trung Nguyên tại Lâm Đồng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, việc chấm dứt hoạt động dự án này là thực hiện theo Kết luận Thanh tra số 9097/KL-BKHĐT của Thanh tra Bộ Kế hoạch – Đầu tư vì dự án của Công ty Trung Nguyên chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai năm 2013, Luật Đầu tư năm 2014 và Luật Đầu tư năm 2020.
Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Công ty Trung Nguyên có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục thanh lý dự án và thực hiện nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định.
3. Kon Tum thu hồi đất tại 2 dự án chậm tiến độ tại Măng Đen
Với việc chậm tiến độ nhiều năm, cả 2 dự án Khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái VietinBank và Khu biệt thự du lịch sinh thái Măng Đen đã bị UBND tỉnh Kon Tum ra quyết định thu hồi đất.
Thị trấn Măng Đen về đêm (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cụ thể, ngày 15/9, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành các quyết định về việc thu hồi đất đã giao nhà đầu tư để triển khai 2 dự án tại khu vực thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Nguyên nhân của việc thu hồi là do cả 2 dự án đều chậm tiến độ nhiều năm, vi phạm các quy định liên quan của Luật đất đai.
Với 2 dự án trên, UBND tỉnh Kon Tum giao Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký đất đai lập thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tải sản khác gắn liền với đất đã cấp cho chủ đầu tư dự án và thực hiện chỉnh lý hồ sơ địa chính theo quy định; phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan bàn giao đất trên thực địa.
4. Kon Tum đề xuất xây dựng sân bay 4.000 tỷ ở Măng Đen
Cảng hàng không Măng Đen tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông được đề xuất quy hoạch là sân bay dân dụng cấp 4E, có chi phí đầu tư dự kiến khoảng 4.000 tỷ đồng.
UBND tỉnh Kon Tum vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung quy hoạch Cảng hàng không Măng Đen vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Kon Tum kiến nghị xây dựng sân bay Măng Đen ở huyện Kon Plông (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo đó, Cảng hàng không Măng Đen có quy mô, cấp sân bay cấp 4E, dự kiến xây dựng tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Công suất thiết kế của Cảng hàng không Măng Đen là từ 3 – 5 triệu hành khách/năm; diện tích đất thực hiện dự án khoảng 350ha. Tổng mức đầu tư Dự án khoảng 4,000 tỷ đồng; thời gian thực hiện là từ năm 2023 đến 2027.
5. Đắk Lắk: 9 tháng năm 2022, chỉ mới giải ngân được 26% vốn đầu tư công
Việc tỉnh Đắk Lắk chậm giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với những công trình xây dựng cơ bản, tiếp tục kéo theo rất nhiều hệ lụy khó lường.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk, kế hoạch đầu tư công năm 2021 trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 với nguồn vốn ngân sách mà địa phương quản lý là hơn 614 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính đến ngày 10/9, tỉnh chỉ mới giải ngân được hơn 73 tỷ đồng, chỉ đạt hơn 11% kế hoạch.
Cận cảnh đường Đông Tây Buôn Ma Thuột đang thi công (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đối với kế hoạch đầu tư công năm 2022, UBND Đắk Lắk đã phân bổ cho các dự án và Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ là hơn 3,682 tỷ đồng.
Trong đó, phân bổ chi tiết cho các dự án trong kế hoạch năm 2022 là hơn 3,500 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến ngày 10/9, toàn tỉnh mới giải ngân hơn 913 tỷ đồng, chỉ đạt 26% kế hoạch. Có 6 đơn vị chưa giải ngân được đồng vốn nào và 9 đơn vị giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh 26%.
Tình hình triển khai đối với dự án khởi công mới bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, việc giải ngân vốn đạt rất thấp.
Cụ thể, năm 2022, tỉnh Đắk Lắk bố trí mở mới 20 dự án với tổng số vốn 951 tỷ đồng nhưng đến giữa tháng 9 mới chỉ giải ngân được 29.9 tỷ đồng, đạt 3.1% kế hoạch.
6. Đắk Nông hối thúc các địa phương hoàn thiện kế hoạch sử dụng đất
Tỉnh Đắk Nông hối thúc hoàn thiện tiến độ kế hoạch sử dụng đất, khi các địa phương thực hiện công tác này quá chậm; đã cuối tháng 9/2022 mà chưa địa phương nào được phê duyệt.
Công viên địa chất Đắk Nông (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo Sở TN&MT tỉnh Đắk Nông thì tiến độ, thời gian hoàn thiện, trình hồ sơ đề nghị thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các địa phương chậm.
Theo đó, có 3 khó khăn, vướng mắc trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là các địa phương chưa thống nhất chỉ tiêu sử dụng đất: Hầu hết các địa phương đều đăng ký phát sinh thêm chỉ tiêu sử dụng đất do cấp trên phân bổ; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chồng lấn với quy hoạch khoáng sản và các công trình dự án phát triển kinh tế – xã hội khác; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có sự chồng lấn, không đồng bộ với quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới, quy hoạch 3 loại rừng…
Thực trạng trên dẫn đến hồ sơ đề xuất dự án của nhiều nhà đầu tư phải tạm dừng hoặc kết thúc xử lý do chưa phù hợp với quy hoạch, chồng chéo trong quy hoạch để thực hiện các thủ tục điều chỉnh, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đầu tư.
7. Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột dự kiến khởi công trước ngày 30/6/2023
UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch số 179/KH-UBND triển khai Nghị quyết của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, giai đoạn I.
Theo đó, việc triển khai thực hiện dự án thành phần 3 thuộc dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, giai đoạn I được thực hiện theo các mốc thời gian cụ thể.
Khu kinh tế Nam Vân Phong – điểm đầu cao tốc (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Đồng thời, UBND tỉnh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết thực hiện bảo đảm hoàn thành các mốc tiến độ theo yêu cầu của các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ.
8. Lâm Đồng được đầu tư 2 dự án điện gió hơn 4,000 tỷ đồng
Lâm Đồng vừa phê duyệt Dự án Nhà máy điện gió Xuân Trường 1 và Xuân Trường 2. Tổng vốn đầu tư của 2 dự án này trên 4,000 tỷ đồng.
Theo đó, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư dự án nhà máy điện gió Xuân Trường 1 và Xuân Trường 2.
Địa điểm thực hiện 2 dự án điện gió này nằm tại xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt.
Cụ thể, dự án nhà máy điện gió Xuân Trường 1 do Công ty Cổ phần Năng lượng gió Xuân Trường làm chủ đầu tư; tổng diện đất sử dụng 32.5ha (trong đó diện tích đất tạm thời là 15ha); tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 2,212 tỷ đồng.
Ảnh minh họa (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo quyết định, dự án nhà máy điện gió Xuân Trường 1 có công suất 50MW; quy mô xây dựng 12 tuabin gió gồm 10 tuabin (công suất 4,2 MW) và 2 tuabin (công suất 4 MW); điện lượng bình quân 180 GWh/năm.
Bản tin quy hoạch trung du vùng núi phía Bắc tháng 9/2022
Bản tin quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng tháng 9/2022
Bản tịn quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tháng 9/2022
Nguồn: Sen Vàng Group – BTV Hằng Đàm
Thông tin liên hệ:
Website: https://senvangacademy.com/
Hotline: 0948.48.48.59