Bản tin quy hoạch vùng là hạng mục mới được tổng hợp bởi Sen Vàng Group và được cập nhật định kỳ hàng tháng. Nhằm giúp quý độc giả cũng như các nhà đầu tư trang bị kiến thức và nắm bắt thông tin quy hoạch của các vùng để đưa ra những chiến lược đầu tư hiệu quả.
Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế lớn thứ 2 của cả nước với sứ mệnh phát triển công nghiệp và đô thị bền vững. Hãy cùng Sen Vàng Group điểm lại những tin quy hoạch bất động sản chính trong tháng 8/2022 vừa qua tại vùng Đồng bằng sông Hồng.
1. Công trình nhà hát tại khu vực Hồ Tây đã được khẳng định trong quy hoạch
Đồ án Quy hoạch chi tiết bán đảo Quảng An và dự án xây dựng nhà hát tại khu vực Đầm Trị (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ giới chuyên môn và người dân Thủ đô.
Theo TS. KTS Phan Đăng Sơn, Hồ Tây luôn có vị trí đặc biệt trong quy hoạch chung của Hà Nội. Đây là khu vực gắn với nhiều truyền thuyết văn hoá, di tích lịch sử đã và đang chờ xếp hạng (với tổng số khoảng 60 di tích). Vì vậy, khi thực hiện quy hoạch tại đây, yếu tố về văn hóa, tính bản địa phải làm nền tảng cơ sở quan trọng để xem xét thấu đáo. Ngoài ra, quy hoạch tại đây dứt khoát đáp ứng yếu tố xanh cho khu vực.
Một góc Hồ Tây (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Việc đặt công trình văn hoá tại đây là nội dung đã được thống nhất trong hệ thống quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đối với vùng văn hoá như Hồ Tây, việc kết nối các công trình văn hoá là cần thiết để khu vực trở nên lung linh, sống động, đặc sắc. Nhìn rộng hơn, Hà Nội là trung tâm văn hoá lớn nhất cả nước, có bề dày văn hoá, mang tính dẫn hướng cho phát triển văn hoá quốc gia. Vì vậy, các loại công trình phục vụ văn hoá, nhà hát là thể loại quan trọng mang tính kết nối, phục vụ cộng đồng.
Tuy nhiên, hiện các công trình thuộc dạng này ở Hà Nội có quy mô nhỏ, được xây dựng từ lâu, công nghệ phục vụ đã không còn phù hợp. Trong quá trình phát triển, Thành phố luôn đau đáu xây dựng thêm nhà hát phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân. Trước đây, từ những năm 2010, Thành phố Hà Nội đã có chủ trương, kế hoạch xây dựng một nhà hát hiện đại, quy mô lớn, đa chức năng tại khu vực Tây Hồ Tây.
2. Đầu tư 1,660 tỷ đồng xây cầu Kênh Vàng nối Bắc Ninh với Hải Dương
Ngày 11/8, HĐND tỉnh Hải Dương đã thông qua Nghị quyết về việc chấp thuận tham gia đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu.
Theo đó, tỉnh Hải Dương sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng, bồi thường hỗ trợ và tái định cư của dự án thuộc địa phận tỉnh Hải Dương và kinh phí khoảng 180 tỷ đồng thực hiện từ nguồn ngân sách của tỉnh Hải Dương. Cuối năm 2021, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2025.
Đầu tư 1,660 tỷ đồng xây cầu Kênh Vàng nối Bắc Ninh với Hải Dương (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Điểm đầu dự án tại Km0+00 giao với quốc lộ 17 tại Km27+600 thuộc huyện Gia Bình, điểm cuối tại Km13+400 giao với quốc lộ 37 tại Km77+400 thuộc tỉnh Hải Dương. Công trình có tổng chiều dài khoảng 13.4 km, trong đó, phần cầu Kênh Vàng dài khoảng 743 m, bề rộng dự kiến 23.5 m; phần đường dẫn hai đầu cầu dài 12.6 km, mặt đường rộng 15m, thiết kế hai làn xe cơ giới và hai làn xe hỗn hợp.
Tổng mức đầu tư 1,480 tỷ đồng (chưa bao gồm kinh phí giải phóng mặt bằng địa phận Hải Dương). Ngân sách trung ương hỗ trợ 900 tỷ đồng. Sau khi HĐND tỉnh Hải Dương thông qua mức vốn 180 tỷ đồng cho bồi thường và giải phóng mặt bằng địa phận Hải Dương, tổng vốn đầu tư toàn dự án là khoảng 1,660 tỷ đồng.
3. Hà Nam phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn II
UBND tỉnh Hà Nam vừa phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn II thuộc địa bàn huyện Lý Nhân. Trong bối cảnh thị trường phía Bắc khan hiếm nguồn cung đất cho bất động sản công nghiệp, khu công nghiệp Thái Hà được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của Hà Nam bên cạnh những tỉnh thành phố trọng điểm.
Hà Nam phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn II (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn II, dự án có diện tích khoảng 100ha, trong đó, chiếm chủ yếu là đất xây dựng nhà máy, kho tàng với tỷ lệ 75%, tương đương khoảng 75ha. Tiếp đó là đất cây xanh và đất giao thông với cùng tỷ lệ 10%, tương đương 10ha mỗi loại đất. Khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn II thuộc xã Chân Lý, Bắc Lý và Trần Hưng đạo (huyện Lý Nhân, Hà Nam). Phía Bắc khu công nghiệp giáp đường ĐT 499 (đường nối 2 cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng), phía Tây giáp khu công nghiệp Thái Hà giai đoạn I và đường ĐT 495B quy hoạch.
Vị trí dự án cách địa phận tỉnh Hưng Yên khoảng 1.5km qua cầu Hưng Hà và cách địa phận Thái Bình khoảng 4km qua cầu Thái Hà, cách đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình khoảng 13km.
4. Chủ tịch Hà Nội chủ trì họp bàn kế hoạch triển khai dự án Vành đai 4
Tại phiên họp, tập thể UBND thành phố sẽ thảo luận, cho ý kiến trực tiếp nhiều nội dung quan trọng, trong đó có việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Chiều 02/08, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì phiên họp tập thể UBND thành phố thường kỳ tháng 8/2022 để xem xét một số nội dung theo chương trình công tác của UBND thành phố.
Dự án đường vành đai 4 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Tại phiên họp, tập thể UBND thành phố đã thảo luận, cho ý kiến trực tiếp 4 nội dung: Về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư dự án đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội; ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 – 2025; Cùng với đó, ban hành Quy định một số nội dung về quản lý dự án đầu tư kinh doanh có sử dụng đất của thành phố; đôn đốc, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của thành phố.
5. Chốt vị trí xây dựng cầu Mễ Sở nối Hà Nội – Hưng Yên
Mới đây, Bộ GTVT đã có phản hồi gửi UBND Thành phố Hà Nội liên quan đến vị trí xây dựng cầu Mễ Sở thuộc dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo đề xuất của UBND Thành phố Hà Nội, cầu Mễ Sở được xác định tại vị trí cách trạm bơm Hồng Vân khoảng 600km về phía hạ lưu. Phương án này phù hợp và kết nối đồng bộ với hướng tuyến đường vành đai 4 trên địa phận tỉnh Hưng Yên, không ảnh hưởng đến khu di tích quốc gia và không phải di dời đường điện 500Kv, 200Kv trong khu vực.
Chốt vị trí xây dựng cầu Mễ Sở nối Hà Nội – Hưng Yên (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Bộ GTVT đề nghị UBND Thành phố Hà Nội nghiên cứu và quyết định vị trí cầu Mễ Sở trong dự án theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng. Cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín (Thành phố Hà Nội) với huyện Văn Giang (Hưng Yên) thuộc đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội.
Theo phương án ban đầu được đề xuất bởi liên danh CTCP Đầu tư và xây dựng Phương Thành và Công ty Nguyên Minh, Dự án xây dựng cầu Mễ Sở và đường dẫn có tổng chiều dài 13.8 km, bề rộng 17 m kết nối Quốc lộ 1 với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 4,881 tỷ đồng, được thực hiện theo hình thức BOT, thời gian hoàn vốn thời gian 22 năm 11 tháng.
6. Hải Phòng: Triển khai hệ thống cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng thành phố
Vừa qua, Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng vừa triển khai vận hành thử nghiệm hệ thống cung cấp thông tin Quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng.
Mục tiêu của hệ thống là phục vụ công tác quản lý Nhà nước đồng thời giúp cho người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư được tiếp cận thông tin quy hoạch một cách nhanh chóng và minh bạch.
Thành phố Hải Phòng (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Được biết, hệ thống này cho phép sắp xếp và hiển thị các loại bản đồ quy hoạch từ quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết giúp người dùng đánh giá mức độ phù hợp của việc lập quy hoạch theo quy mô khác nhau. Chỉ cần thao tác đơn giản trên máy tính, hay trên điện thoại smartphone người dùng có thể tra cứu được các đồ án quy hoạch theo nhiều tỷ lệ.
Người dùng có thể thao tác theo nhiều cách khác nhau để tra cứu thông tin quy hoạch, theo vị trí bất kỳ trên bản đồ, theo địa chỉ có sẵn, theo tọa độ và theo vị trí hiện thời. Tiếp đó, hệ thống còn cho phép người dùng tra cứu thông tin các cơ sở hạ tầng lân cận như: Trung tâm giáo dục, cơ quan hành chính, cơ sở y tế trong bán kính từ 500m đến 5km… Các tính năng đi kèm như chụp ảnh bản đồ, tính diện tích, khoảng cách cũng như chia sẻ thông tin quy hoạch qua các ứng dụng zalo, facebook, email, hỗ trợ người dùng khai thác theo mục đích riêng, nhanh chóng, hiệu quả.
Do còn là phiên bản thử nghiệm, các Đồ án đang được cập nhật nên các thông tin chỉ có giá trị mang tính chất tham khảo.
7. Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình với Nam Định dự kiến hoàn thành vào 30/4/2023
Hướng đến bản Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô sát thực tiễn mặt bằng địa phận Hải Dương, tổng vốn đầu tư toàn dự án là khoảng 1,660 tỷ đồng. Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình với Nam Định dự kiến hoàn thành vào 30/4/2023 Cầu sông Hồng dài 1.4 km nối hai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thủy (Nam Định) là dự án thành phần thuộc tuyến đường ven biển gần 4,000 tỷ chạy qua địa phận tỉnh Thái Bình.
Cầu vượt sông Hồng nối Thái Bình với Nam Định dự kiến hoàn thành vào 30/4/2023 (Nguồn: Sen Vàng tổng hợp)
Cây cầu này có tổng chiều dài là 1.4 km với 27 nhịp, trong đó có 5 nhịp cầu chính và nhịp chính giữa sông vượt khẩu độ 120 m. Đến nay khối lượng thi công đã đạt trên 60%. Hiện công trình đang bước vào giai đoạn quan trọng, đơn vị thi công đang tập trung triển khai các hạng mục như mố, trụ cầu, đúc dầm cầu và cọc khoan nhồi trụ 20, 21…
Đơn vị thi công đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng và hợp long cầu sông Hồng vào dịp 30/4/2023. Dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình có tổng chiều dài trên 43km, đã bàn giao 9km mặt bằng và đang triển khai thi công giai đoạn 1. Đoạn còn lại trên địa bàn hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải có chiều dài 34km, đến nay đã thi công khuôn, nền đường được trên 25km.
Quý độc giả vui lòng tham khảo:
Bản tin quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long bất động sản tháng 8/2022
Bản tin chuyển động bất động sản Việt Nam tháng 8/2022
Nguồn: Sen Vàng tổng hợp – BTV Quang Linh