Bản đồ hành chính quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương. Phía đông giáp quận Long Biên; Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

1. Vị trí địa lý của quận Tây Hồ

Quận Tây Hồ được xác định là trung tâm dịch vụ - du lịch, trung tâm văn hoá, là vùng bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của Thủ đô Hà Nội. Quận nằm ở phía Tây Bắc của Hà Nội. Diện tích 24,0km2, gồm 8 phường: Bưởi, Yên Phụ, Thuỵ Khuê, Tứ Liên, Quảng An, Nhật Tân, Xuân La, Phú Thương. 

 

Phía đông giáp quận Long Biên; Phía tây giáp huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy; Phía nam giáp quận Ba Đình; Phía bắc giáp huyện Đông Anh. Quận Tây Hồ có địa hình tương đối bằng phẳng, có chiều hướng thấp dần từ bắc xuống nam.

Dân số của quận (đến năm 2005) là 109.163 người, mật độ dân số là 4.547 người/km2, quận Tây Hồ có mật độ dân số thấp nhất trong các quận nội thành.

                                    Bản đồ hành chính quận Tây Hồ

 

Quận Tây Hồ có Hồ Tây với diện tích khoảng 526 ha, nằm trọn trong địa giới Quận, là một cảnh quan thiên nhiên đẹp của Hà Nội và cả nước, phía bắc và phía đông là sông Hồng chảy từ phía bắc xuống phía nam. Khu vực xung quanh Hồ Tây có nhiều làng xóm tồn tại từ lâu đời với nhiều nghề thủ công truyền thống. Với các công trình di tích lịch sử có giá trị, tập trung xung quanh Hồ Tây, tạo cho Tây Hồ  trở thành một danh thắng nổi bật nhất của Thủ đô.

2. Kinh tế - xã hội quận Tây Hồ 

   

Sau 10 năm xây  dựng và trưởng thành, Quận Tây Hồ đã ngày một lớn mạnh.
Trong 5 năm 2001-2005 kinh tế trên địa bàn quận đạt tốc độ phát triển khá cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 14,8%, trong đó: Kinh tế Nhà nước tăng 13,4%/năm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,7%/năm; kinh tế ngoài quốc doanh tăng 16,9%/năm vượt chỉ tiêu Nghị quyết  Đại hội II đề ra.

 

Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế phát triển theo đúng định hướng: Dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng giá trị sản xuất của các ngành: Dịch vụ 51,8%, công nghiệp 43,2%, nông nghiệp 5%.

Công tác quy hoạch được triển khai tích cực, 5 năm qua quận đã được Thành phố phê duyệt: Quy hoạch chi tiết quận Tây Hồ tỷ lệ 1/2000; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010; quy hoạch mạng lưới trường học và mạng lưới điện,quy hoạch cấp nước, quy hoạch mạng lưới chợ đến năm 2010. Đặc biệt là thực hiện quy hoạch khu đô thị mới Nam Thăng Long và chuẩn bị đầu tư khu đô thị Tây Hồ Tây.

 

Phối hợp với các Sở, Ngành của Thành phố nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết phường phú Thượng, quy hoạch vùng trồng hoa đạo truyền thống và hệ thống hạ tầng kỹ thuật trình Thành phố phê duyệt. Các quy hoạch được duỵet đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đầu tư xây dựng, quản lý đô thị và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận.

 

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc", Quận uỷ tập trung lãnh đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ tổ chức nhiều hoạt động phong phú, có hiệu qủ trong việc thực hiện Nghị quyết. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được nhân dân hưởng ứng tích cực.

 

Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn "Gia đình văn hoá", "Tổ dân phố văn hoá", "Khu dân cư tiên tiến xuất sắc" tăng cả về số và chất lượng góp phần xây dựng nếp sống văn hoá người Hà Nội. Tỷ lệ các cập học đều đạt và vượt chỉ tiêu hàng năm. Cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư đáp ứng yêu cầu dạy và học. Đã có 7 trường đạt chuẩn quốc gia.

 

Sự nghiệp y tế được quan tâm chỉ đạo, mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và kiện toàn, có 5/8 phường được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hoàn thành xây dựng mới và đưa vào sử dụng Trung tâm y tế quận có phòng khám đa khoa. Trang thiết bị được đầu tư mới nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong 5 năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra trên địa bàn quận.

 

Thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - công tác quân sự địa phương, công tác tuyển chọn và gọi thanh niên nhập ngũ hàng năm được thực hiện đúng luật, công khai, công bằng, dân chủ (đảm bảo 100% chỉ tiêu giao quận).

 

Theo định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, quận Tây Hồ thuộc khu vực phát triển của Thành phố trung tâm. Như vậy, trong tương lai, Tây Hồ sẽ là khu vực trung tâm của Thủ đô Hà Nội. Với vị trí đó, Tây Hồ có điều kiện đặc biệt thuận lợi thu hút các nguồn lực (bao gồm cả nguồn vốn tài chính, nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ) để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế - xã hội của Quận nói riêng và của Thủ đô Hà Nội nói chung.

Thu ngân sách Nhà nước

Nguồn: Cổng thông tin điện tử quận Tây Hồ